Hiểu rõ Hacker và bảo mật thông tin

Chia sẻ:

Khi nhắc đến vấn đề bảo mật thông tin(BMTT), Hacker sẽ là đối tượng được đưa ra đầu tiên. Khi một Hacker đột nhập vào hệ thống bảo mật thông tin của tổ chức doanh nghiệp nhằm mục đích phá hủy, đánh cắp hay làm rò rỉ thông tin, dữ liệu sẽ đem lại hiệu quả vô cùng nghiêm trọng. Để ngăn chặn điều này, các tổ chức doanh nghiệp luôn có những chính sách về bảo mật thông tin, dữ liệu vì đó là tài sản vô cùng giá trị và quan trọng. Nhưng liệu mọi người đã hiểu rõ về Hacker, có phải tất cả các Hacker đều làm việc với mục đích không tốt? Bài viết hôm nay AMELA sẽ giúp mọi người hiểu rõ về Hacker và bảo mật thông tin được dễ dàng

Hacker là gì? Phân loại Hacker 

Hacker là người hiểu rõ hoạt động của hệ thống máy tính, mạng máy tính, có thể viết hay chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy  để làm thay đổi, chỉnh sửa nó với nhiều mục đích tốt xấu khác nhau.

Dựa trên mục đích tốt xấu khác nhau, hacker được chia thành 2 kiểu chính là: White Hat(Hacker mũ trắng), Black Hat( hacker mũ đen). Ngoài ra, Grey Hat( Hacker mũ xám), Blue Hat( Hacker mũ xanh),…là những kiểu Hacker chưa được công nhận rộng rãi. 

  • White Hat ( Hacker mũ trắng)

White Hat còn được gọi với cái tên Ethical Hacker là những Hacker có đạo đức, sử dụng những kỹ năng về lập trình, hiểu biết hệ thống để loại bỏ virus, giúp các tổ chức doanh nghiệp phát hiện ra lỗ hổng trong phần mềm, hệ thống bằng cách đột nhập vào nó. Họ hack vào hệ thống để khám phá ra các vấn đề bảo mật, trước khi kẻ xấu làm điều đó.

Khi phát hiện ra vấn đề, Hacker sẽ báo cáo với tổ chức doanh nghiệp để tìm cách phá và sửa. Phần lớn White Hat đều có bằng cấp trong lĩnh vực an toàn công nghệ thông tin hoặc khoa học máy tính như chứng nhận phổ biến nhất là CEH (Certified Ethical Hacker) từ EC-Council.

Cơ hội nghề nghiệp cho những White Hat rất nhiều như kỹ sư an ninh mạng, chuyên gia phân tích malware, cao hơn nữa là CISO (Trưởng phòng bảo mật thông tin),…Họ sẽ sử dụng những kiến thức nâng cao, chuyên sâu của mình về các phần mềm độc hại, virus, các cuộc tấn công  DoS, DDoS và những mối đe dọa trực tuyến khác để vô hiệu nó, bảo mật thông tin và dữ liệu.

  • Black Hat( Hacker mũ đen)

Black Hat còn được biết đến là các Cracker, họ dùng những kiến thức của mình học được về hack với những mục đích xấu. Họ thường tìm những ngân hàng, tổ chức, công ty có hệ thống bảo mật kém, lấy cắp tiền hoặc thông tin thẻ tín dụng.

Các Black Hat thường dùng những cách hack phổ biến mà họ học được trước đó nhưng cũng tạo ra cách hack khác, tìm được lỗ hổng bảo mật để hack.

Tại sao cần bảo mật thông tin (BMTT)

Thông tin, dữ liệu là tài sản lớn của tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và của mỗi cá nhân. Các thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lý bởi máy vi tính hoặc trung tâm dữ liệu. Dữ liệu đó cũng có thể được chuyển qua hệ thống mạng để về trung tâm lưu trữ, đến các nhánh công ty con, hoặc gửi cho bạn bè, người thân… Khi dữ liệu, thông tin bị chiếm đoạt bởi hacker hay đối thủ cạnh tranh sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì thế, bảo mật thông tin (BMTT) trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động điện tử nói riêng. Đặc biệt trong thời đại số như hiện nay thì BMTT sẽ càng cần thiết.

Biện pháp BMTT hiệu quả

Đối với vấn đề BMTT không chỉ có các tổ chức, doanh nghiệp mà mỗi cá nhân cũng cần phải lưu ý. 
Với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, để có những biện pháp bảo mật thông tin toàn thể thì phải quan trọng các yếu tố sau:

  • Xây dựng chính sách bảo mật thông tin:

Đưa ra các điều khoản, luật lệ, và phân quyền chia sẻ – truy cập dữ liệu mà nhân viên phải tuân thủ để đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp.

Việc sử dụng các công cụ bảo mật và cảnh báo sự cố website là cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp TMĐT, tài chính – ngân hàng, ví điện tử, thanh toán online,… nên thực hiện pen-test cho website

  • Bảo mật hệ thống quan hệ khách hàng (CRM):

Đối với các công ty sử dụng hệ thống CRM thì nên cài đặt thêm hệ thống quan hệ khách hàng. Một khi thông tin khách hàng bị rò rỉ sẽ gây ra hậu quả lớn cho doanh nghiệp đó

  • Bảo mật thiết bị IoT:

Đối với các thiết bị sử dụng internet router/modem wifi tới máy in, camera an ninh… tất cả có thể bị hacker xâm nhập nếu doanh nghiệp không triển khai các hình thức bảo mật.

  • Bảo mật máy chủ & hệ thống Cloud:

Công nghệ đám mây (cloud computing) đang được sử dụng phổ biến vì tính tiện lợi nhưng chúng không thể thoát khỏi các cuộc tấn công mạng. Các doanh nghiệp, tổ chức nên sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp uy tín như AWS(Amazon Web Service), hay Microsoft Azure.

  • Bảo mật hệ thống IT/OT & mạng nội bộ (networks):

Nếu một thiết bị dính Mã độc hoặc Virus, nguy cơ cả mạng lưới doanh nghiệp bị ảnh hưởng là rất cao. Do đó, cần có biện pháp ngăn chặn sự phát tán của mã độc trong mạng nội bộ, hệ thống CNTT, hệ thống vận hành để hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.

  • Nâng cao ý thức của con người:

Bên cạnh sử dụng công nghệ thì con người cũng là yếu tố quan trọng. Đôi khi, chỉ cần một sơ ý nhỏ như mở email chứa mã độc hại, đặt password quá đơn giản cũng sẽ khiến hệ thống bị đột nhập dễ dàng.
Với cá nhân thì nên áp dụng các biện pháp BMTT thông tin cá nhân như sau:

  • Luôn đặt password cho các thiết bị cá nhân:

Các thiết bị điện tử như laptop, smart phone,… chắc chắn sẽ luôn lưu trữ những nội dung riêng tư vì thế việc đặt password cho những thiết bị đó là điều hết sức cần thiết. Đặt biệt, password không liên quan đến bản thân, khó nhớ sẽ đem lại hiệu quả bảo mật cao hơn.

  • Chia sẻ thông tin trên các trang MXH một cách có chọn lọc: 

Không nên chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng, CMND,.… của mình trên các trang MXH để phòng trừ kẻ xấu lợi dụng. Đặc biệt, tránh truy cập vào wifi công cộng để lập tài khoản, chuyển tiền,…để phòng tránh đánh cắp thông tin.

2-Step Verification mang lại sự  hỗ trợ lớn cho việc bảo mật thông tin cá nhân của mỗi chúng ta. Nó có tính năng xác minh 2 bước. Để sử dụng nó, đầu tiên bạn cần tên và password của mình. Hệ thống sẽ gửi mã xác minh qua email/số điện thoại… của bạn để bạn dùng nó đăng nhập vào 1 lần nữa. Như vậy, việc bảo mật thông tin qua hai lớp bảo vệ sẽ mang lại sự yên tâm cho người dùng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Hacker và bảo mật thông tin mà AMELA mang  đến cho các bạn. Mong rằng, những điều đó sẽ giúp ích trong việc BMTT không chỉ cho các tổ chức, doang nghiệp mà còn là mỗi cá nhân.

Biên tập: AMELA