BrSE và câu chuyện trong nghề

Chia sẻ:

BrSE hay còn một cách gọi thân thuộc hơn là kỹ sư cầu nối, công việc luôn được tôn vinh bởi sự toàn năng. Nhưng đằng sau đó là cả một sự nỗ lực phát triển và hoàn thiện để chịu đựng được sức nặng của danh xưng mang lại. Hôm nay, phóng viên AMELA đã có cơ hội trò chuyện cùng người anh Hùng VP với những chia sẻ về nghề BrSE và hành trình trở thành một trong những người Leader có tâm và có tầm tại nhà A.

 

BrSE

”Đối với anh, bên cạnh lương thưởng thì môi trường làm việc và những người đồng hành cùng mình sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển trong công việc”

Anh bắt đầu từ vị trí Developer ở một số công ty IT bên Nhật và làm việc trong thời gian 3 năm từ 2015 – 2017. Sau đó, anh về Việt Nam và làm việc cho một Công ty outsource thị trường Nhật ở vị trí là BrSE. Hiện tại thì anh đang là Team Leader tại AMELA. Nói chung, anh cảm thấy mình là kiểu người không thích nhảy việc lắm.

Cơ duyên đến với AMELA bắt đầu từ cuộc trò chuyện với anh Dương Minh Khoa – CEO của Công ty. Ở người sếp này toát ra sự đáng tin cậy và tầm nhìn lớn nên anh đã quyết định về làm việc cùng anh ấy. Đối với anh, bên cạnh lương thưởng thì môi trường làm việc và những người đồng hành cùng mình sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển trong công việc.

‘’Một BrSE giỏi sẽ có sự linh hoạt để giải quyết mọi trường hợp một cách tốt nhất’’

Đặc thù công việc của BrSE sẽ phải làm việc với 2 bên cùng một lúc, khách hàng và đội dự án. Kỹ thuật cũng phải biết mà tiếng Nhật thì phải giỏi nên skill set khá là rộng. Khả năng quản lý cũng cần phải có. Đặc biệt, làm việc trực tiếp với khách hàng nên BrSE cần hạn chế tối đa việc sai sót. Dev này sai sót thì Dev khác còn cover được nhưng nếu BrSE mà sai thì chắc chắn cần sự can thiệp của Manager.

Bên cạnh những khó khăn thì nghề BrSE cũng mang lại rất nhiều cơ hội. Làm việc với khách hàng ‘’xịn’’ thì mình hiểu được luồng công việc và cách làm việc chuyên nghiệp của họ. Nếu khách hàng không chuyên nghiệp thì họ dạy mình sự kiên nhẫn, cách đối nhân xử thế,… Một BrSE giỏi sẽ có sự linh hoạt để giải quyết mọi vấn đề một cách tốt nhất.

‘’BrSE level cao nhất chắc cái gì cũng biết vừa biết nghiệp vụ, vừa biết kỹ thuật, vừa biết communicate hiệu quả, vừa biết quản lý’’

BrSE cũng có nhiều level từ Fresher đến Senior nên phần công việc cũng có những điểm khác nhau.

BrSE Fresher chỉ là kỹ sư biết tiếng Nhật, trao đổi thông tin giữa hai bên thôi, đảm bảo đúng ý của khách cho team phát triển là được. Việc quản lý, phân tích nghiệp vụ, hay communicate có thể không quan tâm lắm.

Ở một level khác thì BrSE có thể biết thêm kỹ năng quản lý, giao task cho một team vừa và nhỏ để có thể hoạt động trơn tru mà không cần một bạn PM hỗ trợ.

BrSE level cao nhất chắc cái gì cũng biết, vừa biết nghiệp vụ, vừa biết kỹ thuật, vừa biết communicate hiệu quả, vừa biết quản lý.

Từ giai đoạn làm tài liệu, họ có thể suggest cho khách hàng làm cấu trúc dữ liệu nào cho hợp lý, màn hình nào phù hợp với nghiệp vụ này, thiết kế ra làm sao,…Xong tài liệu sẽ đến giai đoạn triển khai dự án. Họ biết cách quản lý, biết cách vận hành team trơn tru, làm việc chất lượng cao và deliver sản phẩm tốt không có bugs.

‘’BrSE tốt khi người ta được đặt đúng chỗ và biết phát huy thế mạnh của mình’’

BrSE thường bảo là toàn năng, tức là có thể cover được công việc của nhiều vị trí như PM, BA,…Có những bạn làm BrSE rất giỏi nhưng bạn ấy chỉ làm về tech thôi, liên lạc với khách hàng và quản lý team. Hoặc có những bạn chuyên về phân tích nghiệp vụ. Theo anh nghĩ, BrSE tốt khi người ta được đặt đúng chỗ và phát huy thế mạnh của mình.

Nhưng nếu BrSE muốn nâng cao kỹ năng của mình thì đương nhiên là phải học thêm những kỹ năng của các vị trí khác rồi.

‘’BrSE và Team Leader đều làm việc rất nhiều về con người’’

BrSE và Team Leader đều làm việc rất nhiều về con người. Giao tiếp là kỹ năng quan trọng của cả hai. Trong khi BrSE nói chuyện với khách hàng, trao đổi với team thì Leader cũng phải quản lý về con người, làm việc với các dự án cả về mặt kỹ thuật cũng như việc tổ chức làm sao để mọi người đều cảm thấy happy vì được đóng góp vào trong dự án.

 

 

BrSE và Team Leader nội dung công việc cũng có những cái khác nhau. Anh không dám khẳng định công việc nào khó hơn công việc nào nhưng anh cảm thấy tự tin với công việc của BrSE. Dù BrSE và Team Leader đều làm việc rất nhiều về con người nhưng Team Leader nghiêng về kỹ năng quản lý, tổ chức công việc và đặc biệt là cách ‘’dùng người’’. Là một người Leader thì việc đưa ra quyết định và trách nhiệm cũng nặng nề hơn rất nhiều.

Ở AMELA các bạn sẽ được trải nghiệm đa dạng các dự án trong các lĩnh vực khác nhau cùng rất nhiều các khách hàng lớn nhỏ, chuyên nghiệp đến không chuyên nghiệp. Chính vì thế sẽ phù hợp với các kiểu BrSE khác nhau. Tuy nhiên, làm việc nhiều với start-up và end users nên khi bắt đầu cũng sẽ hơi bị ngợp. Tuy nhiên, môi trường và cách mình phản ứng lại với môi trường đó là điều quan trọng. Mình có thể lựa chọn sự thoải mái nhưng điều đó có thể làm chậm sự phát triển của bạn. Mặt khác, bạn vẫn có thể từ bỏ để tìm kiếm những môi trường phù hợp hơn với bản thân.

‘’Khi thu nhập của Developer tăng hơn thì việc outsourcing sẽ không còn quá lợi thế nữa. Lúc đó ngành IT Việt Nam sẽ có chỗ đứng hơn và trở về với đôi chân của mình’’

BrSE mọi người thường nhầm tưởng chỉ dành cho các Công ty Outsource thị trường Nhật nhưng thực tế thì hiện nay thị trường Mỹ, Anh, … cũng đang lựa chọn Việt Nam là điểm đến outsource hàng đầu.

Riêng đối với thị trường Nhật thì dân số Nhật đang già dần và việc thiếu lao động xảy ra ở các ngành nghề. Chính vì thế, việc chuyển hướng lao động nước ngoài là điều tất yếu. Các thị trường outsource lớn có thể kể đến Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam,…và hiện tại có thêm các đối thủ khác như Philippines chẳng hạn. Việt Nam đã trở thành đối tác quen mặt và tiềm năng của các công ty Nhật Bản.

Nhu cầu trong ngành IT cũng ngày một tăng. Đặc biệt Covid đã trở thành chất xúc tác để tốc độ chuyển đổi số của các Công ty nhanh hơn. Chính vì thế, theo anh thị trường Outsource vẫn phát triển và BrSE vẫn là một công việc không thể thiếu được nhưng sẽ có những yếu tố bị ảnh hưởng. Khi thu nhập của Developer tăng hơn thì việc outsourcing sẽ không còn quá lợi thế nữa. Lúc đó ngành IT Việt Nam sẽ có chỗ đứng hơn và trở về với đôi chân của mình.

Tại AMELA, BrSE cũng là một trong những vị trí có mức thu nhập khủng và mức đãi ngộ rất cao. Đặc biệt từ này đến cuối năm AMELA đang có chương trình Sign on bonus up to 30M đặc biệt cho 3 vị trí BrSE, PM và Techlead.

 

Biên tập: AMELA