quy trinh tu van CNTT tai AMELA

Quy Trình Tư Vấn CNTT Tại AMELA Technology

Chuyển đổi số đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa doanh nghiệp tiến tới thành công. Các app mobile, hay website sẽ là điểm chạm kỹ thuật số của doanh nghiệp với khách hàng. Hệ thống quản lý doanh nghiệp EMS tốt sẽ giúp công ty vận hành trơn tru. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp cần đến dịch vụ tư vấn IT chuyên nghiệp để đưa ra giải pháp tối ưu cho từng vấn đề của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình tư vấn IT tại AMELA - một trong những công ty IT outsourcing uy tín tại Việt Nam. 1. Xác định vấn đề của khách hàng Quy trình tư vấn IT của AMELA bắt đầu bằng việc đưa ra câu hỏi để xác định vấn đề của khách hàng. Đội ngũ tư vấn của AMELA sẽ bao gồm:  ∘ Business Developer ∘ Tech leader ∘ Solution leader Đội ngũ tư vấn của AMELA sẽ tiếp cận để hiểu rõ về nhu cầu và mục tiêu kinh donah của bạn. Một số câu hỏi định hình cuộc họp bao gồm: ∘ Vấn đề của khách hàng hiện tại là gì? ∘ Bạn tìm đến giải pháp công nghệ này với mục đích gì? ∘ Giải pháp này sẽ giúp bạn giải quyết những khía cạnh nào của doanh nghiệp? 2. Business Analysis Sau khi đã xác định vấn đề của khách hàng, đội ngũ  BA của AMELA sẽ tiến hành phân tích doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Điều này giúp AMELA có cái nhìn toàn diện về hệ thống hiện tại, từ đó đưa ra giải pháp tối ưu hơn.  Ví dụ đối với khách hàng có nhu cầu muốn xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp EMS thì AMELA sẽ có một số câu hỏi như sau: ∘ Doanh nghiệp của bạn có bao nhiêu nhân viên? ∘ Hệ thống quản lý của bạn hiện tại gặp vấn đề gì? ∘ Ngoài cải thiện vấn đề gặp phải, doanh nghiệp có muốn thay đổi gì để thích hợp hơn không? 3. Đề xuất giải pháp Dựa trên các thông tin thu thập được trong quá trình phân tích doanh nghiệp, AMELA sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp nhất cho khách hàng. Một buổi họp nữa sẽ được sắp xếp để đội ngũ AMELA trình bày ý tưởng của mình đến khách hàng. Các giải pháp này có thể bao gồm việc tối ưu hóa hệ thống số hiện tại của doanh nghiệp, triển khai các ứng dụng mới thay thế các ứng dụng cũ, hoạt động hiệu quả hơn.  AMELA sẽ tư vấn và trao đổi với khách hàng để cùng nhau đưa ra quyết định cuối cùng. 4. Ước tính chi phí Sau khi đề xuất giải pháp, AMELA sẽ tiến hành ước tính chi phí để khách hàng có…
9 mẹo giúp bạn thành thạo midjourney

9 Thủ Thuật Giúp Bạn Master Midjourney

Hẳn là nhiều người đã biết về Midjourney - một con AI có thể tạo ra các mẫu thiết kế từ văn bản. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều  về tính nghệ thuật của các tác phẩm do AI này tạo ra, nhưng không thể phủ nhận Midjourney có thể giúp cho công việc thiết kế poster, landing papge, feature image, thumbnail trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.  Hiện tại do Mid Journey chỉ hỗ trợ tiếng Anh, nên nhiều designer có thể gặp khó khăn trong quá trình khám phá và khai thác Midjourney hiệu quả. Chỉ với 9 thủ thuật sau đây, bạn có thể nâng cấp chất lượng hình ảnh được tạo và tận dụng tối đa thời gian tạo ra thiết kế.  1. Đặt hậu tố Thủ thuật đầu tiên là đặt hậu tố. Bạn nên có một bộ hậu tố của riêng mình. Hậu tố trong Midjourney là phần ở cuối có tất cả các lệnh định dạng, chẳng hạn như tỷ lệ khung hình, cấp độ kiểu dáng và các lệnh phức tạp hơn như seed hoặc tile. Bạn có thể tham khảo các tham số sẵn có của Midjourney. Ví dụ cụ thể khi sử dụng các tham số: /prefer suffix --ar 2:3 --tile Để xóa nó chỉ cần sử dụng lệnh hậu tố /prefer mà không cần đặt lại giá trị. Lưu ý chỉ có các tham số mới có thể đi cùng lệnh /prefer, các giá trị khác sẽ không được chấp nhận. Ví dụ: prefer suffix --no red : được chấp nhận prefer suffix red::-1 : không được chấp nhận 2. Bật chế độ Remix - Turn on Remix Chế độ Remix sẽ giúp bạn thực hiện sửa đổi các Vision nhanh hơn gấp nhiều lần. Chỉ cần nhấp vào các nút biến thể (V1,V2,V3,V4) và các prompt của bạn sẽ xuất hiện và có thể chỉnh sửa được, kể cả hậu tố. Bạn chỉ cần edit lại prompt, Midjouney sẽ trả lại các thiết kế mới mà không tốn công phải tạo lại một prompt mới từ đầu. Để kích hoạt chế độ Remix chỉ cần 2 bước: Bước 1: gõ truy vấn /setting rồi enter Bước 2: bật nút 🎛️ Chế độ Remix. Lúc này các trạng thái V1, V2, V3, V4 sẽ đổi sang màu xanh khi bạn click vào. Bảng Remix prompt hiện ra và bạn có thể thay đổi prompt, thậm chí là cả hậu tố. 3. Tạo câu order rõ ràng cho prompt Câu đầu tiên của prompt là quan trọng nhất. Bạn cần đưa được loại nội dung của bạn vào trong 2-5 từ đầu tiên của prompt chẳng hạn như tranh sơn dầu, hoặc ảnh đen trắng. Có rất nhiều cách để xây dựng prompt. Mỗi người cũng có một phong cách tạo prompt khác nhau. Tuy nhiên nếu để ý bạn sẽ thấy Midjourney đọc prompt của bạn và nó sẽ phân tích thành các cụm từ…
UAT và nghiệm thu basic

UAT Và Nghiệm Thu Basic

UAT hay còn gọi là Beta testing, là giai đoạn cuối của kiểm thử phần mềm. UAT được thực hiện sau giai đoạn Alpha Testing (test nội bộ bao gồm functional, integration và system testing) dựa trên những tài liệu (Business, Functional, Non-Functional Requirements, v.v.) đã được tạo và chốt với khách hàng ở giai đoạn Solution. Các giai đoạn kiểu thử trước đó đều do các developer xử lý và tiến hành test. Còn với beta testing, người kiểm thử có thể là khách hàng, hoặc BA/BrSE dự án đứng dưới góc nhìn của end-user. Giai đoạn kiểm thử này có những khó khăn gì? Làm thế nào nào để nghiệm thu kết quả test hiệu quả? 1. Trở ngại khi kiểm thử UAT:  Có thể nói, kiểm thử UAT là một cái nhìn bao quát lại project. Bởi vì là bước test cuối, khối lượng công việc ở giai đoạn test này chắc chắn rất nặng. Một số trở ngại của các tester trong gia đoạn kiểm thử này là: ● Ước lượng sai thời gian kiểm thử: Vấn đề này thường xảy ra với các đội nhóm chưa có kinh nghiệm kiểm thử. Do chưa có kinh nghiệm lên timeline test, các tester sẽ mất nhiều thời gian kiểm thử hơn. Điều này có thể dẫn đến sự chồng chéo của kiểm thử hệ thống và kiểm thử UAT. Phần mềm được kiểm thử trong môi trường UAT thậm chí không hoàn thành được kiểm thử chức năng, dẫn đến sự thiếu chính xác trong phần mềm. ● Chưa làm rõ môi trường UAT: Nên tách biệt UAT với môi trường kiểm thử chức năng và kiểm thử hệ thống. Thực hiện UAT trên cùng 2 môi trường kia có thể dẫn đến thiếu trường hợp thực tế. Với một môi trường UAT riêng, tester dễ dàng thấy được phiên bản phần mềm mới nhất cần triển khai.  ● UAT Tester thiếu kiến thức về sản phẩm: Mặc dù nói người thực hiện UAT là end-user nhưng end-user ở đây là những ai? Theo kinh nghiệm của AMELA, người kiểm thử thường sẽ là: ◦ Người dùng thực tế của sản phẩm đang go live ◦ Người dùng phiên bản trước đó của sản phẩm ◦ Các stakeholders có liên quan tới giai đoạn phát triển sản phẩm ◦ BA/BrSE dự án đứng trên góc nhìn của end-user ● Xử lý lỗi phát sinh và các yêu cầu nghiệp vụ: Trong quá trình UAT, sẽ có những lỗi mới mà có thể tester chưa gặp bao giờ. Nguyên nhân là do không rõ ràng trong tài liệu hoặc những người kiểm thử đưa lên các lỗi giống nhau. ● Vấn đề giao tiếp giữa các team: Thông thường, tester là BA và BrSE thì sẽ ít xảy ra vấn đề trong  quá trình trao đổi do được làm việc trực tiếp. Nếu người kiểm thử là khách hàng, thì việc giao tiếp bằng email giữa các team…
UAT la gi, Quy trình thực hiện UAT tại AMELA

UAT là gì? Quy trình thực hiện UAT tại AMELA

1. UAT là gì? UAT là từ viết tắt của “User Acceptance Testing”, có nghĩa là kiểm thử chấp nhận người dùng. Đây là giai đoạn kiểm thử sản phẩm trước khi được cho ra mắt thị trường. Nói cách khác, UAT là giai đoạn cuối cùng của một quá trình kiểm thử phần mềm. Quy trình UAT chủ yếu được đánh giá bởi chính users (người dùng). Users sẽ sử dụng và kiểm tra xem có những lỗi tiềm ẩn hoặc những vấn đề về trải nghiệm người dùng,… Sau đó, phản hồi với team (nhóm) phát triển để điều chỉnh phần mềm phù hợp hơn. Trong kiểm thử chấp nhận người dùng, chúng ta cần kiểm thử những gì? Kiểm thử UAT có khác gì so với kiểm thử phi chức năng không? [caption id="attachment_8478" align="aligncenter" width="1024"] UAT testing là gì? UAT Testing là kiểm thử chấp nhận người dùng[/caption] Chưa có một tài liệu cố định về cách phân chia các loại kiểm thử chấp nhận người dùng. Bạn có thể tìm được rất nhiều tài liệu chia các loại UAT theo các tiêu chí khác nhau. Ở đây theo Tech Target, có 5 loại UAT như sau:  ● Beta Testing: nhóm người dùng cuối sẽ đánh giá phần mềm. Họ sẽ đánh giá phần mềm theo mục đích đã định và cung cấp phản hồi cho các developer để cải tiến. ● Blackbox Testing: Người dùng cuối kiểm tra các chức năng phần mềm cụ thể mà không cần xem mã nội bộ. ● Operational acceptance testing: Trọng tâm là quy trình làm việc được xác định trước cho phần mềm và sự sẵn sàng hoạt động, chẳng hạn như khả năng tương thích, độ tin cậy và độ ổn định của sản phẩm. ● Regulation acceptance testing: Phần mềm được kiểm tra dựa trên các tiêu chí và thông số kỹ thuật cụ thể mà nhóm dự án xác định trong hợp đồng của họ. ● Regulation acceptance testing: Thử nghiệm này tập trung vào việc đảm bảo phần mềm đáp ứng các quy tắc và quy định pháp lý. 2. Quy trình UAT tại AMELA 2.1. Mục đích của quy trình UAT ● Quản lý công việc cần thực hiện trước và trong giai đoạn UAT​​ ● Đảm bảo sản phẩm trước khi gửi khách hàng ​đạt chất lượng tốt nhất 2.2. Khi nào nên bắt đầu hoặc dừng UAT testing? Trước khi nghĩ đến việc bắt đầu UAT, bạn cần xem xét các entry criteria (điều kiện bắt đầu) sau: ● Đã tổng hợp những đặc tả yêu cầu của phần mềm chưa? ● Đã phát triển code (mã) phần mềm đầy đủ và đáp ứng yêu cầu chưa? ● Đã hoàn thành kiểm thử thành phần, kiểm thử tích hợp và kiểm thử hệ thống chưa? ● Đã khắc phục toàn bộ những lỗi ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống chưa? ● Đã thực hiện kiểm thử hồi quy cho phần mềm…
Hướng dẫn sử dụng ChatAI Poe - trợ thủ đắc lực trong công việc

Cách Sử Dụng Chatbot miễn phí Poe - Trợ Thủ Đắc Lực Trong Công Việc

Xét về thực tế, trước chatGPT đã có rất nhiều chatbot khác ra đời như simsimi, Eugene Goostman, ALICE,...nhưng không thực sự tạo được tiếng vang. Cho đến gần đây, chatGPT đã tạo nên sự bùng nổ trên toàn cầu khi cán mốc 100 triệu người dùng chỉ trong 2 tháng ra mắt. Phiên bản GPT4 cũng được OpenAI ra mắt trên ChatGPT và Bing ngày 15 tháng 3 vừa qua hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng mới. Tận dụng được xu hướng này,  Quora đã cho ra mắt chatbot miễn phí Poe được tích hợp rất nhiều chatbot AI khác trên cùng 1 app mà không mất thêm bất kỳ chi phí nào. 1. Chatbot miễn phí Poe là gì? Poe là viết tắt của "Platform for Open Exploration" (tạm dịch: nền tảng khám phá mở) là chatbot AI mới do Quora phát hành cho phép người dùng hỏi và nhận câu trả lời từ nhiều chatbot khác nhau trong đó có cả chatGPT phiên bản mới nhất GPT-4. Điểm đặc biệt của Poe là không cần mua số điện thoại nước ngoài để đăng ký và sử dụng hoàn toàn miễn phí. 2. Poe được tích hợp những chatbot nào? Hiện tại, Poe tích hợp các chatbot dựa vào 2 mô hình là OpenAI và Anthropic trong đó 3 chatbot Sage, Claude và Dragonfly được hỗ trợ bởi mô hình của OpenAI, Claude được hỗ trợ bởi công nghệ của Anthropic. Poe được phát triển độc lập với Quora (trang web hỏi đáp Q&A), cung cấo cho người dùng một giao diện trò chuyện đơn giản, dễ thao tác. Theo Quora, khi Poe có thể đạt chất lượng ổn định, Quora sẽ xem xét và tích hợp trên trang web của Quora, nơi có thể tiếp cận 400 triệu khách hàng truy cập hàng tháng. 3. Các bước truy cập chatbot Poe trên web Bước 1: Đầu tiêu các bạn truy cập vào trang web poe.com [caption id="attachment_8287" align="aligncenter" width="878"] Màn hình chính của Poe sau khi truy cập vào website[/caption] Các bạn có thể dễ dàng truy cập Poe bằng gmail hoặc tài khoản của Apple mà không cần sử dụng số điện thoại Bước 2: Sau khi truy cập màn hình sử dụng của Poe lập tức hiện ra với 3 khu vực chính: Khung bên trái phía trên là các chatbot đã được tích hợp trong Poe. Bạn muốn sử dụng chatbot nào chỉ cần bấm chọn và cửa sổ chat của chatbot đó sẽ mở. Bên dưới khung chatbot sẽ là phần setting, gửi feedback và tải app IOS. Phần setting và gửi feedback khá đơn giản, các bạn có thể tự truy cập và khám phá thêm. Hiện tại Poe chỉ sử dụng được trên web và IOS, chưa có app trên hệ điều hành Android. Khung to nhất chính là cửa sổ làm việc của từng chatbot. Chọn chatbot nào thì cửa sổ chat tương ứng sẽ được mở. [caption id="attachment_8289" align="aligncenter"…
OpenAI ra mắt GPT-4 trên ChapGPT và Bing

GPT-4 Chính Thức Có Mặt Trên ChatGPT & Bing

Open AI đã chính thức phát hành GPT-4, phiên bản chat AI mới nhất, có sự thể hiện xuất sắc hơn người anh em tiền nhiệm là GPT 3.5 trong nhiều lĩnh vực chuyên môn và học thuật khác nhau. Các ý chính GPT-4 là mô hình cải tiến của GPT 3.5 về độ tin cậy, tính sáng tạo, tốc độ và xử lý sắc thái hướng dẫn (nuanced instructions) OpenAI đã và đang thực hiện nhiều thay đổi đối với GPT-4 như tăng cường bảo mật, giảm thiểu rủ ro khi sử dụng. GPT-4 không biết về các sự kiện sau tháng 9 năm 2021, có thể khiến nó mắc lỗi suy luận đơn giản. Bên cạnh việc thực hiện truy vấn bằng văn bản, GPT-4 lầu đầu tiên chấp nhận hình ảnh đầu vào và xuất ra bằng văn bản, giúp con người có thêm tùy chọn sáng tạo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các khả năng, hạn chế của GPT-4 và những rủi ro liên quan đến việc sử dụng nó. Từ đó bạn sẽ hiểu rõ hơn về tác động tiềm ẩn của GPT-4 cũng như GPT-4 có thể làm gì và không thể làm gì. Khả năng GPT-4 cải tiến hơn so với GPT-3.5 về độ tin cậy, tính sáng tạo và khả năng xử lý các lệnh sắc thái. OpenAI đã thử nghiệm mô hình này trên nhiều điểm chuẩn khác nhau, bao gồm các bài kiểm tra mô phỏng được thiết kế cho con người và nhận thấy rằng GPT-4 vượt trội so với các mô hình ngôn ngữ lớn hiện có. Nó cũng hoạt động tốt ở các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, bao gồm các ngôn ngữ ít tài nguyên như tiếng Latvia, tiếng Wales và tiếng Swahili. Khả năng xử lý hình ảnh đầu vào GPT-4 có khả năng xử lý đa phương thức đầu vào, gồm hình ảnh, giúp người dùng tương tác với nhiều chế độ. Đặc biệt, khả năng tạo đầu ra bằng văn bản với đầu vào bằng hình ảnh là tính năng mới chưa từng có trước đây. Mặc dù khả năng nhập liệu bằng hình ảnh của GPT-4 vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tuy nhiên khả năng của nó đã thực sự rất ấn tượng. Khả năng điều khiển OpenAI đã từng đề cập đến các nghiên cứu của mình trên 1 bài đăng về khả năng xác định hành vi của AI, bao gồm cả khả năng điều khiển. Giờ đây, các nhà phát triển có thể quy định phong cách và nhiệm vụ cho AI của họ bằng cách mô tả các hướng dẫn trong thông báo “hệ thống”. Các nhà phát triển API có thể tùy chỉnh trải nghiệm của người dùng trong phạm vi giới hạn, tính cá nhân hóa được thể hiện rõ ràng. Hạn chế OpenAI đã dành ra 6 tháng để cải thiện và phát triển GPT-4, tuy nhiên vẫn…
Các ngôn ngữ lập trình tốt nhất để phát triển web 2023

Các Ngôn Ngữ Lập Trình Web Phổ Biến Nhất 2023

Phát triển web là một lĩnh vực luôn phát triển và luôn đầy cơ hội. Đầu những năm 90, công nghiệp phát triển khởi sắc về nhiều mặt và nhiều lĩnh vực. Trong thế kỷ 21, việc phát triển các ứng dụng web lại càng được chú ý nhiều hơn. Để có một sự nghiệp thành công trong lĩnh vực này, thành thạo ngôn ngữ phát triển web là rất quan trọng. Với nhiều ngôn ngữ lập trình hiện đang được sử dụng bởi một số công ty thiết kế web có uy tín, bạn có thể bối rối khi lựa chọn một ngôn ngữ để học và thành thạo, đặc biệt khi bạn là người mới. Bài viết này sẽ khám phá các ngôn ngữ phát triển web hàng đầu vào năm 2023. Chúng tôi sẽ xem xét các đặc điểm, ưu và nhược điểm liên quan đến từng ngôn ngữ để đảm bảo rằng ở cuối bài viết này, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Ngôn ngữ lập trình là gì? Ngôn ngữ thường được coi là một công cụ để giao tiếp. Lập trình là một loại ngôn ngữ máy tính được sử dụng để giao tiếp với máy tính. Đó là một tập lệnh (hoặc mã) được viết để thực hiện các hành động cụ thể. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình, các nhà phát triển cung cấp cho máy tính các hướng dẫn ở định dạng mà máy có thể hiểu và làm theo. Mỗi ngôn ngữ lập trình có cú pháp, cấu trúc và quy tắc cụ thể phải được tuân thủ để chạy mã mà không gặp lỗi. Các Ngôn Ngữ Lập Trình Web Phổ Biến Nhất 2023 1. HTML HTML - HyperText Markup Language (tạm dịch: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) là nền tảng của phát triển web và là điều mà mọi nhà phát triển nên biết. Một kỹ năng thiết yếu cho các công ty thiết kế web, đó là ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên thứ hai vào năm 2020, theo khảo sát do Stack Overflow thực hiện. Mặc dù đây không phải là ngôn ngữ lập trình chính thức, nhưng đây là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất được sử dụng để xây dựng trang web. Đặc điểm: HTML là định dạng được sử dụng để tạo các trang web. Nó chịu trách nhiệm về định dạng chính xác của hình ảnh và văn bản. Có thể sử dụng các mẫu có sẵn, nghĩa là việc tạo một trang web có thể được thực hiện nhanh chóng. Đơn giản và nhanh chóng. Ưu điểm Nhược điểm Đơn giản và rất dễ học để sử dụng Ngôn ngữ tĩnh, không sử dụng để thiết kế các trang web động Được hỗ trợ bởi tất cả các trình duyệt Bạn sẽ cần viết một lượng lớn mã để tạo một trang web cơ bản Miễn…
5 ứng dụng thương mại điện tử khơi nguồn cảm hứng năm 2023

5 Thiết kế App Thương Mại Điện Tử Khơi Nguồn Cảm Hứng 2023

 Mỗi người dùng smartphone dành khoảng 9,93 giờ/tháng sử dụng các nền tảng số Việt Nam. Theo Cục Viễn thông, ước tính tỷ lệ người trưởng thành sử dụng smartphone đạt khoảng 73,5%. Mọi hoạt động của chúng ta phần nào đều bị smartphone chi phối, trong đó mua sắm chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2022, có tới 55.7 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến trên tổng số 74.5 triệu người sử dụng Internet (chiếm 74.8%). Nhu cầu mua sắm online tăng tạo cơ hội cho việc thiết kế app thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển ứng dụng mua sắm thân thiện với các thiết bị di động sẽ trở thành xu hướng. Các nhà bán lẻ cũng mong muốn ứng dụng di động có thể gia tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó mở rộng tệp khách hàng trung thành. Hãy cùng xem 5 thiết kế app thương mại điện tử thành công nhất vào đầu năm 2023: 1. Sephora Sephora là nhà bán lẻ mỹ phẩm và làm đẹp quốc tế với khoảng 1.750 cửa hàng bán lẻ trên 30 quốc gia. Thương hiệu đã xây dựng được thành công to lớn với sự thay đổi kỹ thuật số của họ, trong đó ứng dụng Sephora đóng vai trò quan trọng như một chiến thuật di động. Trong ứng dụng, nhà bán lẻ sản phẩm làm đẹp đã tung ra một số trải nghiệm kỹ thuật số mới mang lại lợi ích cho khách hàng của họ. Tính năng nổi bật: Ứng dụng mua sắm này có hơn 2 triệu lượt tải xuống và có nhiều tính năng trải nghiệm kỹ thuật số tại cửa hàng: thẻ khách hàng thân thiết và thẻ quà tặng tích hợp, quét sản phẩm để xếp hạng và đánh giá, thông báo được cá nhân hóa về các ưu đãi có sẵn trong cửa hàng,... Ứng dụng này thậm chí còn cho phép người dùng ứng dụng dùng thử ảo các sản phẩm trang điểm khác nhau từ thiết bị di động của họ với Sephora Virtual Artist. Tính năng thực tế tăng cường đã thu hút hơn 8,5 triệu lượt truy cập và 200 triệu sắc thái của môi, lông mi, phấn nền, v.v. – được khách hàng của Sephora dùng thử. Tải ứng dụng Sephora trên: Google Play Store | Apple App Store 2. Muji Muji là thương hiệu bán lẻ hàng đầu đến từ Nhật Bản. Muji luôn được người tiêu dùng tin tưởng nhờ các sản phẩm chất lượng, thông minh, thiết kế tối giản đi cùng năm tháng. Muji đã rất thành công khi nâng cao trải nghiệm của người dùng bằng cách ứng dụng kỹ thuật số vào trải nghiệm khách hàng thông qua ứng dụng di động Muji Passport. Ứng dụng này đã góp phần tăng 46% lượng mua sắm tại cửa hàng sau khi ra mắt Tính năng nổi bật: Thiết kế của app Muji Passport cũng theo phong cách tối giản, dễ nhìn…
từ rào cản đến lợi thế của các doanh nghiệp vn khi cds

Từ Rào Cản Đến Lợi Thế Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam Khi Chuyển Đổi Số

1. Chuyển đổi số trên thế giới và tại Việt Nam Tình hình chuyển đổi số (CĐS) các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới đang tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện tại, Việt Nam vẫn đang đứng sau nhiều nước trong việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong kinh doanh và sản xuất. Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2022, tình hình chuyển đổi số trên toàn cầu đang diễn ra một cách nhanh chóng, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khi các doanh nghiệp và người dân tìm kiếm các giải pháp kinh doanh trực tuyến và làm việc từ xa. Nhiều nước đang chú trọng đầu tư vào hạ tầng mạng, phát triển các ứng dụng và giải pháp công nghệ mới để nâng cao năng suất và cải thiện sức khỏe kinh tế. Báo cáo Digital 2021 của We Are Social và Hootsuite cho biết tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam đã tăng từ 70% vào năm 2019 lên 68,2 triệu người vào năm 2021, tương đương với 70% dân số. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, 96% các doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng internet và 58% sử dụng truyền thông xã hội. Điều này cho thấy xu hướng chuyển đổi số của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong năm nay, các hoạt động quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm thông qua nền tảng kỹ thuật số cũng sẽ tiếp tục được các doanh nghiệp đẩy mạnh. So với thế giới, Việt Nam đang có sự chuyển đổi số tích cực, với mức độ áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông đang tăng dần trong các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, thương mại điện tử và giáo dục. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc chuyển đổi số, bao gồm thiếu hạ tầng mạng, hạn chế về khả năng tiếp cận công nghệ và thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin. 2. Doanh nghiệp (DN) Việt Nam tiếp cận kiến thức CĐS để làm gì?  Trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (USAID LinkSME) xây dựng Tài liệu Hướng dẫn chuyển đổi số cho DN Việt Nam nhằm cung cấp kiến thức nền tảng, góp phần giúp các DN có thêm các thông tin, kiến thức và các chỉ dẫn công nghệ về chuyển đổi số để có thể chủ động, tự tin hơn khi triển khai chuyển đổi số cho DN mình.  Các doanh nghiệp tiếp cận kiến thức chuyển đổi…
Loi-ich-cua-chuyen-doi-so-trong-doanh-nghiep.jpg

Lợi Ích Của Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp

Hiện nay, cả nước có khoảng 870 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động với hơn 97% doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và vừa. Trên thực tế, hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp đã diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh nghiệp nhằm đáp ứng sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng như nhu cầu quản lý. Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các giải pháp phần mềm vào hoạt động quản lý bán hàng, tiếp thị trực tuyến, quản lý kênh phân phối, quản trị kinh doanh hoặc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới. Khái niệm chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới. Các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp không chỉ đơn giản là đưa công nghệ số vào, mà cần kết hợp với chuẩn hóa quy trình kinh doanh, quy trình quản trị doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số tác động tích cực tới các yếu tố bên ngoài về kinh doanh, thị trường, khách hàng và cả các yếu tố bên trong về quản trị, vận hành, nhân sự, an toàn, hạ tầng sản xuất. 1. Chuyển đổi số giúp phát triển mô hình kinh doanh và sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường Một doanh nghiệp muốn phát triển thì cần phải xác định tầm nhìn, chiến lược và mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi như khách hàng của mình là ai? Giá trị của mình mang lại cho khách hàng là gì? Cách thức quản lý quan hệ với khách hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng là gì? v.v. Các giải pháp công nghệ số hiện nay cho phép doanh nghiệp giải quyết được các câu hỏi trên để hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh, cụ thể: ● Phát triển kênh bán hàng, mở rộng tệp khách hàng và phân phối đến các thị trường tiềm năng: Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ, doanh nghiệp không những có thể thực hiện bán hàng theo các kênh vật lý truyền thống (offline) một cách hiệu quả hơn…
5 phần mềm thiết kế wireframe miễn phí 2023

5 Phần Mềm Thiết Kế Wireframe Miễn Phí Tốt Nhất 2023

Ở bài viết Phát triển ứng dụng di động cho doanh nghiệp – Hướng dẫn chi tiết chúng ta đã biết sau khi xây dựng ý tưởng và nghiên cứu thị trường, bước 3 chúng ta sẽ cần xây dựng wireframe cho ứng dụng của mình. Wireframe là bản thiết kế ứng dụng, hiển thị thiết kế của ứng dụng cùng các chức năng trong ứng dụng. Ngoài ra, nó sẽ giúp các nhà phát triển hiểu giao diện và hoạt động của ứng dụng. Với sự phát triển của công nghệ, ngày càng có đa dạng các phần mềm thiết kế wireframe miễn phí, giúp cả khách hàng và UX/UI designer có thể dễ dàng trao đổi trực quan hơn, quy trình làm việc nhanh gọn và thông suốt hơn trước. Phần mềm thiết kế wireframe là gì? Wireframe là một khái niệm trong thiết kế đồ họa và trang web, được sử dụng để mô tả bố cục và cấu trúc của một sản phẩm kỹ thuật số trước khi thực hiện thiết kế chi tiết. Wireframe thường được tạo ra dưới dạng một bản vẽ đơn giản với các hình khối, đường thẳng và văn bản để chỉ ra vị trí của các thành phần cơ bản trong giao diện, chẳng hạn như thanh menu, phần nội dung và các nút chức năng. Wireframe giúp cho các nhà thiết kế và phát triển sản phẩm có thể tập trung vào cấu trúc tổng thể của sản phẩm, tránh việc phải lo lắng về màu sắc và chi tiết thiết kế trong quá trình đầu tư và thử nghiệm ý tưởng. Nó cũng giúp cho các thành viên trong đội ngũ thiết kế và phát triển có thể chia sẻ ý tưởng và phản hồi với nhau một cách dễ dàng và hiệu quả. Wireframe có thể được tạo ra bằng tay bằng cách vẽ tay hoặc bằng các công cụ thiết kế đồ họa hoặc phần mềm thiết kế web đặc biệt để tạo ra các bản vẽ kỹ thuật số. Top các phần mềm thiết kế wireframe miễn phí hiện nay: *Danh sách không sắp xếp theo một tiêu chuẩn nhất định, chỉ tổng hợp lại các phần mềm cùng ưu nhược điểm đi kèm. 1. Phần mềm thiết kế Figma Figma là một công cụ thiết kế giao diện người dùng và wireframe trên nền tảng đám mây phổ biến nhất hiện nay. AMELA hiện tại cũng đang sử dụng figma để thiết kế và trao đổi trực tiếp với khách hàng về dự án. Với việc sử dụng nền tảng đám mây, figma cho phép người dùng làm việc trên bất kỳ thiết bị nào và chia sẻ dự án của mình với đội ngũ thiết kế và khách hàng của họ. Ưu điểm: Đa nền tảng: Figma có sẵn trên nhiều nền tảng, bao gồm cả Windows, Mac và trình duyệt web. Giúp người dùng có thể làm việc trên nhiều thiết bị…
Clean-code-Meo-den-hay-meo-trang-clean-code-la-gi-lean-code-java-clean-code-reactjs-clean-code-architecture-android-clean-code-amazon-android-clean-code-clean-code-css.jpg

Clean Code: Mèo Đen Hay Mèo Trắng

Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột (Thuyết con mèo - Đặng Tiểu Bình) Dẫn luận thành Code xấu hay code đẹp không quan trọng, miễn là nó chạy được. *Chia sẻ từ một lập trình viên của AMELA Khi tôi tóm tắt như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều người phản đối, hay chê cười, vì đơn giản ai cũng hiểu là nếu đã là developer thì code smell, code spaghetti,… là một trong những tiêu chí quan trọng để phân loại level của developer. Chẳng có ông nào vỗ ngực là senior mà lại đem ra một đống sh*t code cả. Hơn nữa, những dòng code được đo ni đóng giầy vào từng ông developer, nên nếu là một dev thực thụ, chắc chắn mọi người sẽ luôn muốn đảm bảo những dòng code của mình là clean nhất có thể. Nếu là một developer mà chấp nhận những dòng code xấu, thì chỉ có 2 trường hợp: Ông là dev cùi Tiêu chuẩn của ông thấp Tôi thì không phải loại nào trong 2 loại trên, bản thân tôi cũng từng viết một số bài viết về clean code và design pattern, nên là trust me bro, tôi không phải là người dễ dãi với những dòng code. Trước đó, tôi cũng đã từng có khoảng thời gian tư duy kiểu clean code như một tôn giáo vậy, nhưng hiện tại quan điểm của tôi đã hoàn toàn thay đổi, có lẽ là nhờ vào kinh nghiệm sau một số năm làm việc trong nghề, được tiếp xúc với một số developer xịn, và nhìn nhận sản phẩm phần mềm theo nhiều góc độ khác nhau. Clean code đối với tôi không còn là tôn giáo nữa, nó đơn giản chỉ là một khía cạnh (quan trọng) tôi để xem xét khi phát triển dự án phần mềm. Ở bài viết dưới đây, tôi sẽ cố gắng đưa ra các sự thật liên quan đến vấn đề clean code, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, và những sự thật này chính là lý do khiến tôi thay đổi quan điểm của mình. Fact #1: Mọi phần mềm sinh ra đều là để giải quyết vấn đề nào đó? 3 chàng ngốc (3 idiots) là một bộ phim tôi yêu thích (tôi cá là nhiều bạn cũng vậy), trong đó có một phân cảnh được coi là kinh điển, đó là cảnh về “định nghĩa máy móc là gì” (what is a machine?). Khi giáo sư hỏi Rancho (nhân vật chính) về định nghĩa máy móc, anh ta đã trả lời rằng: “Máy móc là bất kể thứ gì giúp giảm công sức của con người. Bất kể thứ gì đơn giản hoá công việc, tiết kiệm thời gian, đều là máy móc. Vào một ngày nóng nực, bấm 1 cái nút, gió thổi ra - ta có cái quạt - một dạng máy móc. Nói chuyện với…