
Hướng Dẫn Sử Dụng Chatbot Poe – Trợ Thủ Đắc Lực Trong Công Việc
Xét về thực tế, trước chatGPT đã có rất nhiều chatbot khác ra đời như simsimi, Eugene Goostman, ALICE,...nhưng không thực sự tạo được tiếng vang. Cho đến gần đây, chatGPT đã tạo nên sự bùng nổ trên toàn cầu khi cán mốc 100 triệu người dùng chỉ trong 2 tháng ra mắt. Phiên bản GPT4 cũng được OpenAI ra mắt trên ChatGPT và Bing ngày 15 tháng 3 vừa qua hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng mới. Tận dụng được xu hướng này, Quora đã cho ra mắt chatbot miễn phí Poe được tích hợp rất nhiều chatbot AI khác trên cùng 1 app mà không mất thêm bất kỳ chi phí nào. 1. Chatbot miễn phí Poe là gì? Poe là viết tắt của "Platform for Open Exploration" (tạm dịch: nền tảng khám phá mở) là chatbot AI mới do Quora phát hành cho phép người dùng hỏi và nhận câu trả lời từ nhiều chatbot khác nhau trong đó có cả chatGPT phiên bản mới nhất GPT-4. Điểm đặc biệt của Poe là không cần mua số điện thoại nước ngoài để đăng ký và sử dụng hoàn toàn miễn phí. 2. Poe được tích hợp những chatbot nào? Hiện tại, Poe tích hợp các chatbot dựa vào 2 mô hình là OpenAI và Anthropic trong đó 3 chatbot Sage, Claude và Dragonfly được hỗ trợ bởi mô hình của OpenAI, Claude được hỗ trợ bởi công nghệ của Anthropic. Poe được phát triển độc lập với Quora (trang web hỏi đáp Q&A), cung cấo cho người dùng một giao diện trò chuyện đơn giản, dễ thao tác. Theo Quora, khi Poe có thể đạt chất lượng ổn định, Quora sẽ xem xét và tích hợp trên trang web của Quora, nơi có thể tiếp cận 400 triệu khách hàng truy cập hàng tháng. 3. Các bước truy cập chatbot Poe trên web Bước 1: Đầu tiêu các bạn truy cập vào trang web poe.com [caption id="attachment_8287" align="aligncenter" width="878"] Màn hình chính của Poe sau khi truy cập vào website[/caption] Các bạn có thể dễ dàng truy cập Poe bằng gmail hoặc tài khoản của Apple mà không cần sử dụng số điện thoại Bước 2: Sau khi truy cập màn hình sử dụng của Poe lập tức hiện ra với 3 khu vực chính: Khung bên trái phía trên là các chatbot đã được tích hợp trong Poe. Bạn muốn sử dụng chatbot nào chỉ cần bấm chọn và cửa sổ chat của chatbot đó sẽ mở. Bên dưới khung chatbot sẽ là phần setting, gửi feedback và tải app IOS. Phần setting và gửi feedback khá đơn giản, các bạn có thể tự truy cập và khám phá thêm. Hiện tại Poe chỉ sử dụng được trên web và IOS, chưa có app trên hệ điều hành Android. Khung to nhất chính là cửa sổ làm việc của từng chatbot. Chọn chatbot nào thì cửa sổ chat tương ứng sẽ được mở. [caption id="attachment_8289" align="aligncenter"…

GPT-4 Chính Thức Có Mặt Trên ChatGPT & Bing
Open AI đã chính thức phát hành GPT-4, phiên bản chat AI mới nhất, có sự thể hiện xuất sắc hơn người anh em tiền nhiệm là GPT 3.5 trong nhiều lĩnh vực chuyên môn và học thuật khác nhau. Các ý chính GPT-4 là mô hình cải tiến của GPT 3.5 về độ tin cậy, tính sáng tạo, tốc độ và xử lý sắc thái hướng dẫn (nuanced instructions) OpenAI đã và đang thực hiện nhiều thay đổi đối với GPT-4 như tăng cường bảo mật, giảm thiểu rủ ro khi sử dụng. GPT-4 không biết về các sự kiện sau tháng 9 năm 2021, có thể khiến nó mắc lỗi suy luận đơn giản. Bên cạnh việc thực hiện truy vấn bằng văn bản, GPT-4 lầu đầu tiên chấp nhận hình ảnh đầu vào và xuất ra bằng văn bản, giúp con người có thêm tùy chọn sáng tạo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các khả năng, hạn chế của GPT-4 và những rủi ro liên quan đến việc sử dụng nó. Từ đó bạn sẽ hiểu rõ hơn về tác động tiềm ẩn của GPT-4 cũng như GPT-4 có thể làm gì và không thể làm gì. Khả năng GPT-4 cải tiến hơn so với GPT-3.5 về độ tin cậy, tính sáng tạo và khả năng xử lý các lệnh sắc thái. OpenAI đã thử nghiệm mô hình này trên nhiều điểm chuẩn khác nhau, bao gồm các bài kiểm tra mô phỏng được thiết kế cho con người và nhận thấy rằng GPT-4 vượt trội so với các mô hình ngôn ngữ lớn hiện có. Nó cũng hoạt động tốt ở các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, bao gồm các ngôn ngữ ít tài nguyên như tiếng Latvia, tiếng Wales và tiếng Swahili. Khả năng xử lý hình ảnh đầu vào GPT-4 có khả năng xử lý đa phương thức đầu vào, gồm hình ảnh, giúp người dùng tương tác với nhiều chế độ. Đặc biệt, khả năng tạo đầu ra bằng văn bản với đầu vào bằng hình ảnh là tính năng mới chưa từng có trước đây. Mặc dù khả năng nhập liệu bằng hình ảnh của GPT-4 vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tuy nhiên khả năng của nó đã thực sự rất ấn tượng. Khả năng điều khiển OpenAI đã từng đề cập đến các nghiên cứu của mình trên 1 bài đăng về khả năng xác định hành vi của AI, bao gồm cả khả năng điều khiển. Giờ đây, các nhà phát triển có thể quy định phong cách và nhiệm vụ cho AI của họ bằng cách mô tả các hướng dẫn trong thông báo “hệ thống”. Các nhà phát triển API có thể tùy chỉnh trải nghiệm của người dùng trong phạm vi giới hạn, tính cá nhân hóa được thể hiện rõ ràng. Hạn chế OpenAI đã dành ra 6 tháng để cải thiện và phát triển GPT-4, tuy nhiên vẫn…

Clean Code: Mèo Đen Hay Mèo Trắng
Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột (Thuyết con mèo - Đặng Tiểu Bình) Dẫn luận thành Code xấu hay code đẹp không quan trọng, miễn là nó chạy được. *Chia sẻ từ một lập trình viên của AMELA Khi tôi tóm tắt như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều người phản đối, hay chê cười, vì đơn giản ai cũng hiểu là nếu đã là developer thì code smell, code spaghetti,… là một trong những tiêu chí quan trọng để phân loại level của developer. Chẳng có ông nào vỗ ngực là senior mà lại đem ra một đống sh*t code cả. Hơn nữa, những dòng code được đo ni đóng giầy vào từng ông developer, nên nếu là một dev thực thụ, chắc chắn mọi người sẽ luôn muốn đảm bảo những dòng code của mình là clean nhất có thể. Nếu là một developer mà chấp nhận những dòng code xấu, thì chỉ có 2 trường hợp: Ông là dev cùi Tiêu chuẩn của ông thấp Tôi thì không phải loại nào trong 2 loại trên, bản thân tôi cũng từng viết một số bài viết về clean code và design pattern, nên là trust me bro, tôi không phải là người dễ dãi với những dòng code. Trước đó, tôi cũng đã từng có khoảng thời gian tư duy kiểu clean code như một tôn giáo vậy, nhưng hiện tại quan điểm của tôi đã hoàn toàn thay đổi, có lẽ là nhờ vào kinh nghiệm sau một số năm làm việc trong nghề, được tiếp xúc với một số developer xịn, và nhìn nhận sản phẩm phần mềm theo nhiều góc độ khác nhau. Clean code đối với tôi không còn là tôn giáo nữa, nó đơn giản chỉ là một khía cạnh (quan trọng) tôi để xem xét khi phát triển dự án phần mềm. Ở bài viết dưới đây, tôi sẽ cố gắng đưa ra các sự thật liên quan đến vấn đề clean code, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, và những sự thật này chính là lý do khiến tôi thay đổi quan điểm của mình. Fact #1: Mọi phần mềm sinh ra đều là để giải quyết vấn đề nào đó? 3 chàng ngốc (3 idiots) là một bộ phim tôi yêu thích (tôi cá là nhiều bạn cũng vậy), trong đó có một phân cảnh được coi là kinh điển, đó là cảnh về “định nghĩa máy móc là gì” (what is a machine?). Khi giáo sư hỏi Rancho (nhân vật chính) về định nghĩa máy móc, anh ta đã trả lời rằng: “Máy móc là bất kể thứ gì giúp giảm công sức của con người. Bất kể thứ gì đơn giản hoá công việc, tiết kiệm thời gian, đều là máy móc. Vào một ngày nóng nực, bấm 1 cái nút, gió thổi ra - ta có cái quạt - một dạng máy móc. Nói chuyện với…

Kiểm thử phi tính năng là gì?
Bài viết được chia sẻ bởi một lập trình viên của AMELA. Note: Vào một ngày đẹp trời đầu tháng 9 khi dự án đang sắp close, khách hàng đột nhiên muốn có tài 1 số tài liệu bàn giao trong đó có kiểm thử phi chức năng ( bao gồm security, performance). Team mình đã khá rối khi vừa phải chạy deadline vừa phải chuẩn khá nhiều tài liệu và quan trọng hơn là có khá ít thông tin, tài liệu liên quan về kiểm thử phi tính năng. Sau khi nhờ sợ trợ giúp của khá nhiều người cũng như tự tìm hiểu, báo cáo đã được khách hàng chấp nhận. Bài viết là những chia sẻ dựa trên góc nhìn của team mình, nếu có gì sai sót rất mong nhận được sự đóng góp của mọi người. Kiểm thử phi chức năng là gì? Kiểm thử phi chức năng đề cập đến các khía cạnh của phần mềm có thể không liên quan đến một chức năng cụ thể hoặc hành động người dùng, chẳng hạn như khả năng mở rộng và hiệu suất khác, hành vi dưới những hạn chế hoặc bảo mật nhất định. Việc kiểm thử sẽ xác định điểm cuộn mà tại đó khả năng mở rộng và thực hiện của các điểm cực trị hoạt động không ổn định. Những yêu cầu phi chức năng thường là những phản ánh về chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh các quan điểm phù hợp của người sử dụng nó. Mục tiêu của kiểm thử phi chức năng là: ● Đầu tiên, để tăng hiệu quả, khả năng bảo trì, khả năng sử dụng và tính di động của sản phẩm ● Tối ưu hóa cách cài đặt, thiết lập, thực thi, quản lý và giám sát sản phẩm ● Cải thiện và nâng cao kiến thức về hành vi sản phẩm và công nghệ của nó ● Hỗ trợ giảm rủi ro sản xuất và chi phí liên quan đến các khía cạnh phi chức năng của sản phẩm ● Thu thập và báo cáo các phép đo và chỉ số sản phẩm cho nghiên cứu và phát triển nội bộ 1. Kiểm thử hiệu năng (performance testing) 1.1 Khái niệm Kiểm thử hiệu năng là 1 loại kiểm thử phần mềm tập trung vào việc kiểm tra hoạt động của hệ thống với các trường hợp truy cập đặc thù. Kiểm thử hiệu năng không phải loại kiểm thử tập trung vào việc tìm ra lỗi phần mềm hoặc sai sót của hệ thống mà để đo lường dựa theo các mốc và tiêu chuẩn, nhờ đó có thể giúp cho đội dev phỏng đoán được và loại trừ các rủi ro trong quá trình vận hành hệ thống (nguồn viblo). Hiểu đơn giản kiểm thử hiệu năng để xác định tính sẵn sàng của hệ thống (nguồn viblo). Hiểu đơn giản kiểm thử hiệu năng để…

FAQs: 10 câu hỏi thường gặp về thiết kế phần mềm
Sau bốn năm làm việc với khách hàng và nhận được vô số các câu hỏi về các khía cạnh khác nhau liên quan đến phần mềm, AMELA đã tổng hợp lại mười câu hỏi thường gặp nhất về thiết kế phần mềm. Để cho tiện theo dõi, AMELA sẽ chia thành 3 mục: quy trình, chi phí và chuyên môn. 1. Quy trình thiết kế phần mềm Câu hỏi 1: Thiết kế phần mềm sẽ trải qua các bước nào? Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu Tiếp nhận yêu cầu từ phía khách và trao đổi về mong muốn của khách hàng đối với phần mềm. Mục đích của khách hàng khi làm phần mềm là gì? Phần mềm cần có những chức năng gì? Dự kiến ngân sách là bao nhiêu? Thời gian dự kiến và hoàn thành là khi nào? Ngoài ra AMELA sẽ đưa ra lời khuyên về phần mềm, lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro và phát triển phù hợp với mô hình kinh doanh của khách hàng. Bước 2: Phân tích và báo giá Phân tích đầy đủ các chức năng và chi phí đi kèm. Giao diện cơ bản của phần mềm cũng sẽ được thiết kế, bạn sẽ hình dung được phần mềm sẽ được hiển thị ra sao. Thống nhất về chức năng, giao diện và chi phí, tiến hành ký hợp đồng Bước 3: Định nghĩa và yêu cầu Từ bảng các chức năng cơ bản, AMELA sẽ phân tích chi tiết về kỹ thuật, sau đó đưa ra các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật cho các kỹ sư tham gia dự án. Ký cam kết bảo mật thông tin và tiến độ dự án Bước 4: Thiết kế Tiến hành thiết kế front-end và back-end. Khách hàng có thể theo dõi tiến độ dự án hàng tuần, hàng tháng thông qua báo cáo và meeting. Bước 5: Phát triển phần mềm Phát triển chuyên sâu các chức năng của phần mềm. Các kỹ sư sẽ phát triển các chức năng nâng cao theo đúng bảng chức năng, đảm bảo chất lượng cao. Bước 6: Kiểm thử Tiến hành kiểm thử chức năng và kiểm thử phi chức năng đối với phần mềm. Kiểm tra các chức năng của phần mềm xem có phù hợp với đặc tả yêu cầu và kiểm tra các khía cạnh về hiệu suất, khả năng sử dụng, độ tin cậy của phần mềm. Có 2 loại kiểm thử là kiểm thử chức năng và kiểm thử phi chức năng. Bước 7: Kiểm thử chấp nhận của người dùng Khách hàng sẽ trực tiếp trải nghiệm phần mềm và kiểm tra lại toàn bộ các chức năng, giao diện theo bảng chức năng đã có. Bước 8: Bàn giao Phần mềm sẽ được bàn giao cho khách hàng, bản quyền phần mềm thuộc về khách hàng. Câu hỏi 2: Tôi có cần phải là một chuyên gia công nghệ để làm…

Agile và Waterfall – những mô hình phát triển phần mềm phổ biến
Agile và Waterfall là hai mô hình phát triển phần mềm rất phổ biến được sử dụng trong các tập đoàn, công ty công nghệ ngày nay. Vậy Agile và Waterfall cụ thể là gì? Sự khác biệt chính giữa hai mô hình này? Agile và Waterfall nên chọn cái nào? AMELA sẽ cùng bạn tìm hiểu về mô hình Agile và Waterfall trong bài viết này nhé! Mô hình Agile là gì? Mô hình Waterfall là gì? Mô hình Agile Là phương pháp xây dựng và phát triển các dự án phần mềm. Phương pháp này rút ngắn đáng kể thời gian phát triển, lặp đi lặp lại các bài test trong một khoảng thời gian ngắn, từ đó phát triển dự án một cách nhanh chóng. Mô hình Waterfall Là phương pháp vòng tuần hoàn dạng vòng lặp. Phương pháp giúp triển khai dự án phần mềm theo tuần tự và do đó nhóm phát triển dự án chỉ chuyển sang giai đoạn phát triển hoặc thử nghiệm tiếp theo nếu bước trước đó hoàn thành thành công. Khác biệt giữa Agile và Waterfall Agile và Waterfall là hai mô hình phát triển phần mềm có những đặc điểm rất khác nhau: + Agile cho phép khách hàng có thể request thay đổi yêu cầu hoặc bổ sung specs bất kỳ lúc nào trong quá trình phát triển. Waterfall phải thực hiện thay đổi specs và các yêu cầu đặc tả khác trước khi bắt đầu phát triển. + Agile có thể cung cấp dịch vụ ở mỗi lần lặp (Iteration) nên sẽ nhanh chóng. Còn đối với Waterfall chỉ cho phép cung cấp dịch vụ sau khi đã hoàn thành toàn bộ các quy trình, do vậy sẽ tốn thời gian hơn. + Trong mô hình phát triển Agile không bắt buộc phải có tài liệu, tuy nhiên nếu đó là một phương thức truyền đạt thông tin hiệu quả thì vẫn nên tạo tài liệu. Ngược lại, với mô hình phát triển Waterfall, tài liệu cần được tạo cho mỗi quy trình và được kết nối với quy trình tiếp theo. Ngoài ra, tài liệu cũng là bằng chứng của dự án sau khi toàn bộ quá trình hoàn tất. + Agile yêu cầu việc test thường xuyên ứng với từng implement, Waterfall thì việc kiểm tra chỉ được thực hiện trong giai đoạn test. + Trong phát triển Agile, mỗi kỹ sư sẽ thực hiện công việc phát triển của mình mà không cần phải có một lĩnh vực chuyên môn cụ thể; nhưng với mô hình Waterfall, bắt buộc phải có một người phụ trách từng quy trình. + Phương pháp Agile giúp bạn học hỏi thực tế thông qua các phát triển lặp đi lặp lại. Vì phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các vòng phát triển, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm cũng như dễ dàng thích ứng hơn trong nhiều lĩnh vực. Còn phát triển Waterfall thiên…