Giới Thiệu Đối Tác Triển Khai Phần Mềm Odoo – Quản Trị Doanh Nghiệp Với 10,000 Module

Chia sẻ:

Tại các nước phát triển trên thế giới, hệ thống ERP là một mắt xích quan trọng trong quy trình làm việc của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn đã và đang đang triển khai hệ thống ERP, hẳn bạn đã thấy rõ được giải pháp này góp phần vào việc phát triển đường dài cho doanh nghiệp ra sao. Còn nếu bạn chưa biết đến ERP, thì hãy cùng AMELA tìm hiểu xem ERP là gì? Hiện nay có công cụ ERP nào phổ biến và dễ sử dụng?

Giới Thiệu Đối Tác Triển Khai Phần Mềm Odoo – Quản Trị Doanh Nghiệp Với 10,000 Module

1. ERP là gì?

Mặc dù đã có một bài giải thích chi tiết về ERP là gì? nhưng AMELA sẽ tóm tắt lại một vài ý chính như sau:

ERP viết tắt của Enter Resource Planning. Trong đó R và P đã thể hiện được trọn vẹn đặc điểm của nó.

R: Resource (Tài nguyên). Trong kinh doanh, resource là nguồn lực nói chung bao gồm cả tài chính, nhân lực và công nghệ. Tuy nhiên, trong ERP, resource còn có nghĩa là tài nguyên. Việc ứng dụng ERP vào hoạt động quản trị công ty đòi hỏi chúng ta phải biến nguồn lực này thành tài nguyên: 

  • Làm cho mọi phòng ban đều có khả năng khai thác nguồn lực phục vụ cho công ty.
  • Hoạch định và xây dựng lịch trình khai thác nguồn lực của các bộ phận sao cho giữa các bộ phận luôn có sự phối hợp nhịp nhàng.
  • Thiết lập các quy trình khai thác đạt hiệu quả cao nhất.
  • Luôn cập nhật thông tin một cách chính xác, kịp thời về tình trạng nguồn lực của công ty.
  • Muốn biến nguồn lực thành tài nguyên, chúng ta phải trải qua một thời kỳ “lột xác”, nghĩa là cần thay đổi văn hóa kinh doanh cả bên trong và ngoài công ty.

P: Planning (Hoạch định): Planning là khái niệm quen thuộc trong quản trị kinh doanh. Điều cần quan tâm ở đây là hệ ERP hỗ trợ công ty lên kế hoạch ra sao?

Trước hết, ERP tính toán và dự báo các khả năng có thể phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất/kinh doanh của công ty. Chẳng hạn, ERP giúp nhà máy tính toán chính xác kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu cho mỗi đơn hàng dựa trên tổng nhu cầu nguyên vật liệu, tiến độ, năng suất, khả năng cung ứng… Cách làm này cho phép công ty luôn có đủ vật tư sản xuất, mà vẫn không để lượng tồn kho quá lớn gây đọng vốn.

Hệ thống giải pháp ERP còn là công cụ hỗ trợ trong việc lên kế hoạch cho các nội dung công việc, nghiệp vụ cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như hoạch định chính sách giá, chiết khấu, các hình thức mua hàng, hỗ trợ tính toán ra phương án mua nguyên liệu, tính được mô hình sản xuất tối ưu… Đây là biện pháp giúp bạn giảm thiểu sai sót trong các xử lý nghiệp vụ. Hơn nữa, ERP tạo ra mối liên kết văn phòng công ty – đơn vị thành viên, phòng ban – phòng ban và trong nội bộ các phòng ban, hình thành nên các quy trình xử lý nghiệp vụ mà mọi nhân viên trong công ty phải tuân theo.

Triển khai hệ thống ERP là quá trình tin học hóa toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các qui trình quản lý tiên tiến. Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ do phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện các qui trình xử lý một cách tự động hoá, giúp cho các doanh nghiệp quản lý các hoạt động then chốt, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý quan hệ với khách hàng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng,… Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.

2. Đặc điểm nổi bật của hệ thống ERP

Đặc điểm nổi bật của ERP là một hệ thống phần mềm có thể mở rộng và phát triển theo thời gian theo từng loại hình doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình.

ERP loại bỏ các hệ thống máy tính riêng lẻ ở các bộ phận trong một doanh nghiệp: Tài chính, Nhân sự, Kinh Doanh, Sản xuất, Kho… ERP sẽ thay thế chúng bằng một chương trình phần mềm hợp nhất phân chia theo các phân hệ phần mềm khác nhau và tạo nên một mối quan hệ thống nhất với nhau. Hệ thống ERP tối ưu rất linh động trong việc cài đặt các phân hệ theo yêu cầu doanh nghiệp.

Các tính năng kỹ thuật quan trọng cần phải có của phần mềm ERP là: cho phép quản lý đa tiền tệ, quản lý nhiều công ty, nhiều chi nhánh, có giao diện đa ngôn ngữ, cho phép copy vào/ra (import/export) ra/vào EXCEL, có khả năng phân tích dữ liệu Drill-Down…

Mua một giải pháp ERP, chúng ta nhận được cùng một lúc 3 sản phẩm: Một là “Ý tưởng quản trị”, hai là “Chương trình phần mềm” và ba là “Phương tiện kết nối” để xây dựng mạng máy tính tích hợp. Với hệ thống phần mềm thống nhất, đa năng, quán xuyến mọi lĩnh vực hoạt động từ kế hoạch hóa, thống kê, kiểm toán, phân tích, điều hành, hệ thống ERP giúp theo dõi, quản lý thông suốt, tăng tính năng động, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài. Trên thế giới, hiện có rất nhiều công ty lớn triển khai thành công hệ thống ERP cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của mình. Việc triển khai thành công ERP sẽ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài.

3. Có những phần mềm triển khai ERP nào?

Phần mềm Odoo là một trong những công cụ quản trị doanh nghiệp (ERP) mã nguồn mở phổ biến và tiện ích nhất thế giới. Từ 2005, Odoo đã phát triển 10,000 module ứng dụng hỗ trợ vận hành cho nhiều doanh nghiệp.

Theo đó, các đối tác công nghệ như Aegona đã triển khai phần mềm Odoo tại thị trường Việt Nam. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm chi tiết nhé!

Odoo là gì? Thông tin tổng quan về phần mềm Odoo

Odoo là giải pháp phần mềm ERP mã nguồn mở, tức là phần mềm này cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh và nâng cấp vô hạn. Cụ thể hơn, Odoo tích hợp các module phục vụ doanh nghiệp bằng các tính năng cơ bản như: POS, CRM, trang web, bán hàng, quản lý kho, quản lý nhân sự, kế toán, hoạt động marketing…

Odoo cho phép doanh nghiệp tự do chỉnh sửa hay bổ sung các tính năng mới hoặc tạo ra các phân hệ mới chỉ với vài cú nhấp chuột. Doanh nghiệp có thể phát triển dựa trên 1 số gợi ý trong kho ứng dụng của Odoo mà mà không cần phải mất công sức nghiên cứu, tạo mới.

Ưu điểm của Odoo là gì?

Phần mềm Odoo sở hữu rất nhiều ưu điểm mà bất cứ doanh nghiệp ở quy mô nào cũng mong cầu trong thời đại chuyển đổi số. Nhất là ở bối cảnh doanh nghiệp không có nhiều chi phí đầu tư hay lần đầu tiên tìm đến các giải pháp phần mềm trong khâu vận hành doanh nghiệp.

1. Chi phí triển khai thấp

Đầu tiên, Odoo là mã nguồn mở nên phần mềm Odoo ERP không cần đầu tư quá nhiều tiền để triển khai. Chi phí chính triển khai sẽ tùy thuộc vào quy mô dự án doanh nghiệp cần, đặc thù ngành nghề kinh doanh, cũng như mức độ phức tạp và số lượng các Module, ứng dụng được liên kết với phần mềm.

Thông thường, chi phí triển khai phần mềm hệ thống Ooo sẽ bao gồm một số chi phí sau: Chi phí cài đặt, chi phí quản lý máy chủ và các module ứng dụng, chi phí cấu hình, các khoản phí phát sinh như: tùy chỉnh và nâng cấp cho phù hợp với doanh nghiệp, chi phí đào tạo triển khai, hỗ trợ sử dụng và xử lý rủi ro.

2. Phần mềm Odoo ERP mở rộng cùng kho tiện ích phong phú

Phần mềm Odoo có một kho hệ thống đa dạng hỗ trợ nhiều bộ phận trọng yếu trong doanh nghiệp như: kế toán, chăm sóc khách hàng, marketing, quản lý dự án, bán hàng, quản lý kho bãi, quản lý nhân sự,… Có thể nói, với hơn 10,000 module, phần mềm Odoo có thể đáp ứng được gần như mọi nhu cầu vận hành của doanh nghiệp.

Nhờ việc tích hợp và kết nối với module có sẵn nhanh chóng, doanh nghiệp không phải mất thời gian chờ đợi mà hoàn toàn có sử dụng ngay. Ngoài tích hợp tính năng, doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu bổ sung và xây dựng bất cứ tính năng nào khác theo nhu cầu.

Kho ứng dụng quản trị tiện ích của Odoo

Kho ứng dụng quản trị tiện ích của Odoo

3. Thân thiện với người dùng

Phần mềm Odoo sở hữu thiết kế tối giản, dễ nhìn. Các module được sắp xếp gọn gàng và hợp lý tùy theo nhu cầu sử dụng. Với một người lần đầu tiên tiếp xúc với Odoo thì không đến vài ngày để sử dụng thành thạo phần mềm này.

4. Tính ứng dụng cao

Nhờ vào kho ứng dụng đa dạng được đề cập ở trên, Odoo có thể thích ứng được mọi loại hình của doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp SMEs.

Ban đầu người dùng có thể trải nghiệm thử các module cơ bản để quản trị doanh nghiệp. Theo thời gian, doanh nghiệp có thể mở khóa thêm các module khác trong kho ứng dụng, hoặc tích hợp 1 module thiết kế riêng tùy theo nhu cầu phát sinh và phát triển của doanh nghiệp.

Mà những điều bạn cần chỉ là một đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp để tùy chỉnh và tạo mới các tính năng theo ý muốn như Aegona Việt Nam.

>> Đọc thêm: Hạn chế của phần mềm Odoo

Giới thiệu Công ty phần mềm Aegona chuyên cung cấp triển khai dịch vụ tùy chỉnh và cài đặt các tính năng Odoo theo nhu cầu

Công ty Aegona là đơn vị chuyên lập trình và cài đặt mở rộng các tính năng của phần mềm mã nguồn mở Odoo tại TP. Hồ Chí Minh. Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm đã và đang hợp tác với nhiều khách hàng nội địa và nước ngoài, Aegona tự tin biến mọi ý tưởng kinh doanh chuyển đổi số của bạn thành hiện thực thông qua nền tảng Odoo.

Dịch vụ hỗ trợ tư vấn phát triển phần mềm Odoo của Aegona bao gồm: 

  • Tư vấn về kế hoạch phát triển phần mềm Odoo phù hợp cho doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ xử lý sự cố và đào tạo nhân viên liên quan.
  • Giúp cài đặt, lập trình các ứng dụng module tùy chỉnh theo nhu cầu mở rộng của doanh nghiệp.
  • Tư vấn về việc mở rộng và phát triển kinh doanh bằng công nghệ chuyển đổi số.

Bài viết trên đã tổng quan một số thông tin về phần mềm Odoo, Odoo là gì và ưu điểm của nó. Nếu bạn quan tâm đến các dịch vụ cung cấp hỗ trợ tư vấn phần mềm Odoo của Aegona, bạn có thể truy cập trang web sau đây để biết thêm thông tin chi tiết. 

Liên hệ với Aegona Việt Nam qua các hình thức sau:

Website: www.aegona.vn

Email: contact@aegona.com

Điện thoại: Office: 028 7109 2939  –  Hotline: 0914 518869

Địa chỉ: Tòa nhà Orbital (QTSC9), Công viên phần mềm Quang Trung, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Giới Thiệu Đối Tác Triển Khai Phần Mềm Odoo – Quản Trị Doanh Nghiệp Với 10,000 Module

Biên tập: AMELA