Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp

Chia sẻ:

Con người hình thành nên văn hóa và văn hóa nuôi dưỡng con người. Như vậy, con người và văn hóa luôn đồng hành với nhau, ảnh hưởng lên nhau. Nếu con người tốt sẽ tạo nên một văn hóa tốt và nếu được sống trong một nền văn hóa tốt sẽ giúp con người đó hoàn thiện bản thân mình. Ở bất cứ doanh nghiệp nào đều có văn hóa riêng và văn hóa đó sẽ là con dao hai lưỡi vô hình quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản, nếu coi doanh nghiệp là một con người thì xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên linh hồn của con người đó. 

Hiểu rõ vai trò quan trọng của văn hóa đối với doanh nghiệp, AMELA đã luôn cố gắng để xây dựng nên một văn hóa hiệu quả phù hợp với mô hình kinh doanh và hướng đi trong tương lai. Hôm nay, AMELA sẽ gửi tới các bạn một số bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, phù hợp nhất với mỗi công ty.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Theo định nghĩa được công nhận nhiều nhất, văn hóa chính là ‘’tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong công ty cùng công nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen.’’

Như vậy, văn hóa doanh nghiệp giống như tích cách, đời sống tinh thần của con người chi phối đến hành vi và thái độ của người đó. 

Bộ phận xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp

 

Văn hóa doanh nghiệp

  • Tầm nhìn (Vision) và giá trị cốt lõi (Values):

Chính là kim chỉ nang dẫn đường cho những định hướng, kế hoạch, hành động trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, xác định được tầm nhìn ngay từ bước đầu sẽ là ngọn đuốc dẫn đường cho sự phát triển của doanh nghiệp về sau.

  •  Yếu tố thực tiễn:

Nói là phải làm, những tầm nhìn, giá trị chỉ là bề nổi quan trọng là thực tiễn có thể hiện được đúng những giá trị mà công ty, doanh nghiệp đó đặt ra hay không. Ví dụ thực tế như Viettel, slogan của họ là’’ theo cách của bạn’’ thì điều đầu tiên họ nên làm chính là việc lắng nghe những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của chính nhân viên của mình.

  • Con người chính là yếu tố quan trọng

Con người quyết định tầm nhìn, giá trị cốt lõi và phải có trách nhiệm thực hiện theo kim chỉ nang đó. Đó chính là lý do mà các doanh nghiệp có tầm luôn đưa chế độ tuyển dụng khắt khe để tìm được người phù hợp và có khả năng phát triển nền văn hóa đó. 
Theo nghiên cứu thì những ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp sẽ chấp nhận mức lương ít hơn 7%. Các phòng ban có liên kết văn hóa có doanh thu ít hơn 30%. Con người sẽ gắn bó với nơi mà họ yêu thích. Việc mang xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp có thể củng cố được sự chặt chẽ, liên kết mà tổ chức đang có.

Tầm quan trọng của xây dựng văn hóa doanh nghiệp

 

 

 

Văn hóa doanh nghiệp

 

  • Xác định được kim chỉ nang trong hành động:

Một trong những văn hóa doanh nghiệp chính là việc xác định được chính xác tầm nhìn, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mình để có được hành động và hướng đi đúng đắn nhất. Như vậy, văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp cho công ty đó phát triển theo hướng đi hiệu quả nhất.

  • Tạo được bản sắc riêng cho doanh nghiệp:

Mỗi con người là một bản sắc riêng thì doanh nghiệp cũng vậy. Văn hóa chính là để tạo nên bản sắc đó. Khi nhìn vào một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức, điều đầu tiên mà mọi người để ý chính là văn hóa công ty như thế nào, chuyên nghiệp, trẻ trung hay quy tắc. Việc tạo được dấu ấn văn hóa tốt sẽ giúp doanh nghiệp đó ghi được điểm trong mắt khách hàng, đối tác và chính nhân viên của mình. 

  • Giúp cho nhân viên xác định được giá trị của bản thân:

Nếu một công ty đầu tư cho văn hóa doanh nghiệp thì sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn, mang lại giá trị cho chính doanh nghiệp của mình. Chế độ lương thưởng, đãi ngộ, các hoạt động sẽ giúp giữ chân nhân viên để họ gắn bó lâu dài với công ty. 

  • Hỗ trợ trong tuyển dụng:

Với một doanh nghiệp ghi được dấu ấn trong lĩnh vực mà họ kinh doanh chắc chắn sẽ giúp chiêu mộ được nhân tài cá tính, phù hợp với định hướng của công ty. Từ đó tạo ra được sự cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. 

Bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp

 

 

Văn hóa doanh nghiệp

 

Việc tạo nên văn hóa doanh nghiệp giống như một bài toán gồm nhiều bước. Cẩn thận từng bước sẽ giúp cho bạn giải được bài toán doanh nghiệp thành công. 

  •  Xác định được yếu tố xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Điều đầu tiên trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là xác định được giá trị cốt lõi, quan trọng nhất để từ đó tạo được nền móng đầu tiên cho doanh nghiệp.  
Để xác định được giá trị cốt lõi thì cần nắm rõ được các vấn đề sau:

  • Tầm nhìn, sứ mệnh
  • Ấn tượng muốn tạo đến cho khách hàng, đối tác và ứng viên
  • Hướng phát triển doanh nghiệp, nguồn lực về con người muốn xây dựng
  •  Xác định được những gì bạn mong muốn về doanh nghiệp của mình

Trước khi bắt tay vào xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp hãy quyết định yếu tố nào sẽ tạo nên văn hóa doanh nghiệp của bạn. Kiến tạo văn hóa bước đầu từ chính thế mạnh của bạn sẽ giúp bạn nhận thức được mình nên làm gì.

  • Đánh giá văn hóa doanh nghiệp hiện tại

Xác định những điểm tích cực trong văn hóa doanh nghiệp hiện tại, tìm ra được những điều còn hạn chế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển công ty. Từ đó sẽ tìm được hướng giải quyết tốt nhất, rút ngắn quãng đường đạt được văn hóa doanh nghiệp lý tưởng mà bạn muốn hướng đến. 

  •  Ổn định và phát triển văn hóa

Khi đã xây dựng được nền móng văn hóa doanh nghiệp bước đầu hiệu quả thì cần tìm cách phát triển, ổn định và duy trì nó. Việc đánh giá văn hóa doanh nghiệp thường xuyên qua các chỉ số như ETR( tỷ lệ nhân viên nghỉ việc), eNPS( chỉ số đo lường sự gắn kết của nhân viên), ESI( chỉ số hài lòng của nhân viên),…để có sự điều chỉnh phù hợp nhất. 

Mong rằng những kiến thức tổng quan nhất về văn hóa doanh nghiệp đặc biệt là bí quyết tạo nên văn hóa doanh nghiệp phù hợp mà AMELA đã cung cấp sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp, công ty trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của chính mình.

Biên tập: AMELA