JSON là khỉ gì?
JSON được phát hành vào năm 2006. Ví dụ bên dưới là về cách tổ chức cùng 1 data giống nhau bằng XML(list1) vs JSON(list2). Ở List 1 XML toàn bộ thông tin được mô tả như các text node bao quanh bởi TAG, trường hợp biểu diễn data bằng XML thì trong phương pháp tổ chức dữ liệu, cần thiết phải phân chia text node vs properties riêng biệt. Trong trường hợp của JSON, bạn không phải lo lắng về những thứ như vậy. Ngoài ra, XML yêu cầu một thẻ đóng, nhưng đối với JSON chỉ cần dấu ngoặc ({} – dấu này nè) là đủ. JSON có ít loại hơn XML, và nếu căn lề đúng là có thể đọc được. Sử dụng JSON Vì JSON là một tập con của JavaScript như đã đề cập ở trên, nó có đặc trưng có thể được chuyển đổi thành đối tượng JavaScript bằng cách đánh giá với hàm eval (). Hàm eval () đánh giá chuỗi thông qua trong đối số như mã JavaScript và trả về kết quả. Do thân thiện với JavaScript nên bây giờ đã được sử dụng rộng rãi dưới dạng định dạng trao đổi dữ liệu trong Ajax (Ajax là kỹ thuật khá phổ biến, nó cho phép load lại chỉ vùng dữ liệu thay đổi chứ không phải toàn bộ trang web và JSON hỗ trợ rất tốt cái này, nó giúp data đưọc gửi nhận giữa server – client được thanh thoát, cái này mình nói thêm chứ ko có trong bản tiếng Nhật) Ajax vốn dĩ là chữ viết tắt của Asynchronous JavaScript + XML, nó là một phương pháp thu thập dữ liệu XML từ một máy chủ với JavaScript đang chạy trên một trình duyệt Web và phản ánh động các dữ liệu thu được tới các nội dung sử dụng DHTML (Hình 1) . JSON được dùng thay cho XML. Vì nó mang lại lợi ích trong việc giảm lượng dữ liệu trong quá trình trao đổi so với XML. Phía máy chủ của Ajax thường được triển khai bằng các ngôn ngữ như Java và PHP, nhưng đã có các thư viện đọc JSON trong các ngôn ngữ lập trình chính yếu, do đó nó không giới hạn ở JavaScript mà JSON có thể được sử dụng như một data format để truyền dữ liệu. Notation of JSON Chúng ta hãy cùng xem chi tiết notation của JSON. JSON mô tả dữ liệu được cấu trúc từ sự kết hợp của các đối tượng và mảng. Đối tượng được bao quanh bởi {}, và cặp khóa-giá trị được mô tả bằng cách tách nó với dấu hai chấm (:). Cũng có thể mô tả nhiều khóa và giá trị bằng dấu phẩy (,). Chỉ có chuỗi ký tự có thể được sử dụng cho khoá. List3 là ví dụ về mô tả đối tượng (Hình 2). Mảng được sử dụng để đại diện cho các mục lặp đi lặp…
Cùng tìm hiểu về NODE.JS
NODE.JS LÀ GÌ Node.js là một nền tảng (Platform) phát triển độc lập được xây dựng ở trên Javascript Runtime của Chrome. Chúng ta có thể xây dựng được các ứng dụng mạng một cách nhanh chóng và dễ dàng mở rộng. Node.js được xây dựng và phát triển từ năm 2009, bảo trợ bởi công ty Joyent, trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Dù sao thì chúng ta cũng nên biết qua một chút chút lịch sử của thứ mà chúng ta đang học một chút chứ nhỉ? Phần Core bên dưới của Nodejs được viết hầu hết bằng C++ nên cho tốc độ xử lý và hiệu năng khá cao. Nó tạo ra được các ứng dụng có tốc độ xử lý nhanh, realtime thời gian thực. Node.js áp dụng cho các sản phẩm có lượng truy cập lớn, cần mở rộng nhanh, cần đổi mới công nghệ, hoặc tạo ra các dự án Startup nhanh nhất có thể. PHÂN BIỆT NODE.JS VÀ JAVASCRIPT Về bản chất Node.js chính là ngôn ngữ JavaScript. Tuy nhiên khác Node.js khác với JavaScript, các chương trình viết bằng Node.js sẽ được chạy trên môi trường máy chủ. Ngược lại các chương trình JavaScript thường sẽ được chạy trên môi trường trình duyệt NHỮNG KẾT LUẬN SAI LẦM VỀ NODE.JS Thứ nhất, Node.js là một nền tảng (platform), không phải Web Framework, cũng không phải ngôn ngữ lập trình. Thứ hai, Node.js không hỗ trợ đa luồng, nó là một máy chủ đơn luồng. Và một điều nữa, Node.js không dành cho người mới tinh mà chưa biết gì về lập trình. Vì như đã nói ở trên, Nodejs không phải là ngôn ngữ lập trình. Để học được Nodejs thì bạn cần phải biết về Javascript, kỹ thuật lập trình, một số giao thức… NHỮNG ỨNG DỤNG NÊN VIẾT BẰNG NODEJS Node.js là gì Rõ ràng, không phải cứ hot và mới là Node.js làm gì cũng tốt. Ví dụ như một ứng dụng cần tính ổn định cao, logic phức tạp thì các ngôn ngữ PHP hay Ruby… vẫn là sự lựa chọn tốt hơn. Còn dưới đây là những ứng dụng có thể và nên viết bằng Nodejs: Websocket server: Các máy chủ web socket như là Online Chat, Game Server… Fast File Upload Client: là các chương trình upload file tốc độ cao. Ad Server: Các máy chủ quảng cáo. Cloud Services: Các dịch vụ đám mây. RESTful API: đây là những ứng dụng mà được sử dụng cho các ứng dụng khác thông qua API. Any Real-time Data Application: bất kỳ một ứng dụng nào có yêu cầu về tốc độ thời gian thực. Micro Services: Ý tưởng của micro services là chia nhỏ một ứng dụng lớn thành các dịch vụ nhỏ và kết nối chúng lại với nhau. Nodejs có thể làm tốt điều này. TẠI SAO LẠI SỬ DỤNG NODE.JS? VỀ TỐC ĐỘ Đầu tiên là ưu điểm về tốc độ thực thi và khả…
Python là gì?
Chắc chắn nếu là Developer chuyên nghiệp thì bạn đã biết ngôn ngữ Python là gì rồi phải không nào. Tuy nhiên đối với những người đang tìm hiểu về các ngôn ngôn ngữ lập trình này thì vẫn còn khá nhiều thắc mắc. Để tìm hiểu kỹ hơn về Python, hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây. Python là gì? Ngôn ngữ Python là một trong những ngôn ngữ lập trình được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, nhất là những người mới bắt đầu học lập trình. Không chỉ dễ dàng sử dụng mà ngôn ngữ Python còn mang tính hướng đối tượng. Python có cấu trúc dữ liệu cao cấp và hệ thống thư viện lớn nhưng lại có thể tiếp cận đơn giản và vô cùng dễ hiểu. Điểm cộng lớn nhất của ngôn ngữ này chính là sự đơn giản, linh động, và có thể kết hợp với bất kỳ ngôn ngữ lập trình khác, được sử dụng trên nhiều nền tảng và sử dụng để phát triển nhiều ứng dụng Lịch sử của Python là gì? Python là ngôn ngữ lập trình được tạo ra bởi Guido Van Rossum, được bắt đầu thiết kế vào cuối những năm 1980 và cho ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 1994. Sở dĩ Guido Van Rossum có ý tưởng tạo ra ngôn ngữ lập trình này là vì ông muốn tạo ra một ngôn ngữ lập trình dễ hiểu. Chính vì vậy mà ông đã quyết định tạo ra một ngôn ngữ lập trình mang tính mở rộng và ngôn ngữ đó chính là Python. Các phiên bản Python đã phát hành Tính cho tới thời điểm hiện đại thì Python đã có 6 phiên bản được phát hành. Phiên bản đầu tiên được ra đời vào tháng 1/1994 và phiên bản mới đây nhất là vào ngày 23/12/20016. Những phiên bản của Python đó là: Python 1.0: Đây là phiên bản đầu tiên được phát hành vào 01/1994. Python 1.6: Phiên bản 1.x cuối cùng phát hành vào 05/09/2000. Python 2.0: Phiên bản giới thiệu list comprehension vào 16/10/2000. Python 2.7: Phiên bản 2.x cuối cùng phát hành vào 03/07/2010. Python 3.0: Phiên bản loại bỏ cấu trúc và mô đun trùng lặp phát hành vào 3/12/2008. Python 3.6: Phiên bản mới nhất tính cho tới thời điểm hiện tại phát hành vào 23/12//2016. Tính năng chính của Python là gì? Vậy Python dùng để làm gì? Đúng như những gì mà Guido Van Rossum mong muốn, Python mang tới nhiều tính năng nổi bật hơn so với những ngôn ngữ lập trình khác. Ví dụ như đơn giản, dễ học, miễn phí, sử dụng mã nguồn mở, khả năng di chuyển, khả năng mở rộng và có thể nhúng, ngôn ngữ thông dịch cấp cao, hướng đối tượng. Ngôn ngữ lập trình đơn giản dễ học Cú pháp của ngôn ngữ lập trình Python rất đơn giản và dễ học hơn…