(UPDATE 2022) Thi đỗ AWS SAA không khó, chỉ cần bạn...

(UPDATE 2022) Thi đỗ AWS SAA không khó, chỉ cần bạn…

Chứng chỉ AWS SAA (AWS Certified Solutions Architect – Associate) là 1 chứng chỉ cần thiết dành cho các bạn đang muốn làm việc với AWS. Chứng chỉ này tập trung nhiều vào kiến trúc hệ thống, chủ yếu là lý thuyết và yêu cầu bạn có 1 chút kinh nghiệm thực tế với AWS. Việc thi chứng chỉ SAA sẽ giúp các bạn ôn tập cũng như hiểu thêm các dịch vụ của AWS, quan trọng nhất là nắm được các kiến thức về Architect của các hệ thống sử dụng Cloud. Nếu bạn nào có ý định thi thì hãy bắt đầu luyện thi ‘’ngay từ bây giờ hoặc không bao giờ’’. Nhiều lần mình dự định thi nọ thi kia nhưng công việc bận bịu rồi đến hết năm cũng chưa học hành thi cử được gì cả. Cố gắng sắp xếp 1 khoảng thời gian phù hợp dành cho việc ôn luyện, dù là ít thời gian nhưng ôn dần mỗi ngày một chút sẽ tích lũy gặt hái được rất nhiều kiến thức. Chinh phục thành công AWS SAA chỉ sau 4 tháng Mình làm việc với AWS cũng đc 2 năm rồi, nhưng chủ yếu là công việc cần dùng gì thì mình tìm hiểu và làm thôi chứ cũng ko quan tâm lắm. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ sử dụng một vài service so với số lượng lớn service mà AWS cung cấp. Trước lúc thi 4 tháng, mình bắt đầu tìm hiểu, học về AWS một cách nghiêm túc. Chú trọng tìm hiểu từng service trong phạm vi SAA, chứ hiểu và biết tất cả các service của AWS thì còn lâu lắm. Lý thuyết đi đôi với thực hành Đối với từng service thì cách học hiệu quả mình luôn là tìm hiểu lý thuyết sau đó làm lab. Lý thuyết thì đọc docs của AWS kết hợp với học các khoá AWS trên Udemy, Cloudguru mà Công ty đã mua ( Công ty cấp mà tội gì ko học =)) ). Bổ sung thêm thư viện AWS VN nữa https://www.awslibvn.com/. Mình cũng có tham gia một số group cộng đồng AWS VN trên facebook và cũng được mọi người hỗ trợ rất nhiều. Sau khi nắm được lý thuyết thì mình sẽ làm lab với từng service và kết hợp các service lại để ra một giải pháp tối ưu cho các bài toán với từng dự án. Về lab thì có thể tham khảo các bài lab trên Cloud guru hoặc bạn nào lười đọc English thì có thể tham khảo thư viện bài lab của cộng đồng AWS VN https://cloudjourney.awsstudygroup.com/. Ở đây có hầu hết các bài lab cơ bản để các bạn hiểu rõ hơn về các service của AWS. Quyết tâm đăng ký dù chưa ôn gì Công việc mình khá bận nên hàng ngày mình chỉ dành ra được một chút thời gian để học và lab. Sau tầm 4 tháng đến đầu tháng…
Mô hình thác nước (waterfall model) trong phát triển phần mềm

Mô hình thác nước (waterfall model) trong phát triển phần mềm

Mô hình thác nước( waterfall model) là một trong những phương pháp phát triển phần mềm có từ lâu đời. Nó được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghệ phần mềm. Trong mô hình này, quá trình phát triển phần mềm được chia thành các giai đoạn khác nhau tương ứng với các nội dung và nhiệm vụ khác nhau. Mô hình thác nước giúp cho dự án phát triển phần mềm được diễn ra trình tự, giai đoạn mới chỉ được bắt đầu khi giai đoạn trước đã hoàn thành.  Các giai đoạn của mô hình thác nước (waterfall model) Trong mô hình thác nước (waterfall model), một dự án phát triển phần mềm sẽ được chia thành 6 giai đoạn khác nhau:  Phân tích yêu cầu: Thảo luận để nắm rõ được các yêu cầu, thử nghiệm tất cả yêu cầu để đảm bảo chúng có thể kiểm chứng được hay không.  Thiết kế hệ thống: Theo yêu cầu để tạo ra thiết kế, thảo luận về phần cứng, phần mềm, tạo văn bản về chúng.  Thực hiện: Từ thiết kế tạo ra các chương trình.  Thử nghiệm hệ thống: Chắc chắn hệ thống đang hoạt động và chạy được trong môi trường tương ứng. Đảm bảo không có sự cố gì xảy ra khi hệ thống được triển khai.  Bảo trì hệ thống: Trong trường hợp người dùng gặp lỗi phải chắc chắn có thể khắc phục được. Hệ thống luôn được cập nhật các tính năng mới để nâng cao hiệu quả hóa. Điểm mạnh và điểm yếu của mô hình  Mô hình thác nước (waterfall model) được sử dụng rộng rãi trong việc quản lý hiệu quả hệ thống phần mềm chứng tỏ những ưu điểm vượt trội của nó. Nắm bắt được rõ ràng các yêu cầu phải làm:  Trong mô hình thác nước ( waterfall model) cần phải thảo luận trước với khách hàng những gì cần phải làm. Truyền đạt lại chính xác, rõ ràng nhiệm vụ cho các thành viên trong team.Việc nắm rõ từng yêu cầu sẽ giúp quá trình phát triển phần mềm được diễn ra thuận lợi và chính xác.  Nắm bắt được tình hình dự án: Dự án phát triển phần mềm hoàn thành theo tiến độ hay không. Các yêu cầu được đặt ra ở trạng thái như thế nào. Mô hình thác nước ( waterfall model) sẽ giúp việc nắm bắt tình hình dự án được chính xác để có phương án điều chỉnh hợp lý.  Đảm bảo chất lượng dự án:  Các tiêu chí đầu vào và đầu ra được xác định rõ ràng, do đó nó dễ dàng và có hệ thống để tiến hành chất lượng. Bên cạnh những điểm cộng thì mô hình thác nước ( waterfall model) cũng có những nhược điểm còn tồn đọng.  Không chấp nhận yêu cầu thay đổi: Việc quay trở lại giai đoạn trước để thay đổi là điều khó khăn nếu sử dụng…
Những điểm đến đầu tư Outsource hàng đầu

Những điểm đến đầu tư Outsource hàng đầu

Outsource là thuật ngữ không còn quá xa lạ khi rất nhiều các quốc gia trên thế giới trong đó có Nhật Bản đang lựa chọn việc thuê ngoài một số các quốc gia trên thế giới. Với tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động IT, phương pháp này được coi là bước đi khôn ngoan của Nhật Bản- một trong những cường quốc công nghệ thông tin lớn nhất trên thế giới. Hôm nay, AMELA sẽ chia sẻ đặc trưng của một số quốc gia đang được Nhật Bản lựa chọn để đẩy mạnh hợp tác và đầu tư dưới hình thức outsource bao gồm: Việt Nam, Philippines và Trung Quốc. Việt Nam Đầu tiên phải kể đến Việt Nam trong những năm gần đây đang là một trong những điểm đến outsource được Nhật Bản chú trọng. Đặc trưng của Việt Nam được biết đến là một quốc gia có nguồn nhân công giá rẻ, chăm chỉ và được đào tạo tốt về công nghệ thông tin(ICT). Nhiều công ty tại Nhật Bản đánh giá rất cao Việt Nam và hy vọng hợp tác trong các dự án vì được làm việc cùng với những kỹ sư phần mềm ưu tú, chăm chỉ, nghiêm túc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của việc gia tăng nhu cầu và phát triển kinh tế nên Nhật Bản cũng đang suy tính đến việc giá cả thuê nhân công tăng mạnh trong tương lai. Philippines Bên cạnh Việt Nam,  Philippines thu hút rất nhiều các doanh nghiệp Nhật Bản nhờ sở hữu các designer tài năng. Philippines cũng có nhiều đặc điểm lợi thế giống Việt Nam như: tiếng Anh được sử dụng phổ biến, Nhật Bản và Philippin chỉ cách nhau 1 giờ đồng hồ, nguồn nhân công chăm chỉ. Những lý do trên giúp việc giao tiếp và trao đổi giữa hai nước trở nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên, kỹ năng phát triển phần mềm, hệ thống cũng là một điểm trừ nên Nhật Bản đang phải cân nhắc việc đầu tư vào quốc gia này. Trung Quốc Là một quốc gia có số lượng công ty lớn đa dạng, kỹ thuật công nghệ thông tin hàng đầu, dân số top 1 trên thế giới nên Trung Quốc từ lâu đã là điểm đến đầu tư outsource của các quốc gia trên thế giới không riêng gì Nhật Bản. Sự đảm bảo về chất lượng các sản phẩm luôn là điểm cộng lớn của Trung Quốc trong mắt các nhà đầu tư. Tuy nhiên, chi phí thuê nhân công ngày càng tăng do sự phát triển với tốc độ chóng mặt của nền kinh tế đang là một thách thức đối với Nhật Bản. Thêm vào đó, tính dân tộc cũng là một vấn đề lớn nên việc đảm bảo tiến độ cho các sản phẩm là điều không thể thiếu khi làm việc với quốc gia này. AMELA đã giải thích khá chi tiết các đặc…