Nằm lòng 10 nguyên tắc thiết kế app mobile chuyên nghiệp và đẹp mắt

Trong thời đại mà công nghệ đang dần phát triển một cách mạnh mẽ, vượt bậc, chuyển đổi số ở các doanh nghiệp không còn là câu chuyện quá mới lạ. Để có thể tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn, thì việc sở hữu cho mình một App Mobile riêng là vô cùng cần thiết. Thiết kế App Mobile cần có sự gần gũi, tiện lợi và nhiều yếu tố khác để kích thích được sự chuyển đổi của khách hàng. Vậy làm sao để có thể làm được điều đó? Các chủ doanh nghiệp cần nằm lòng ngay 10 nguyên tắc mà AMELA sắp chia sẻ sau đây! [caption id="attachment_8673" align="aligncenter" width="800"] Nằm lòng 10 nguyên tắc thiết kế App Mobile “xịn sò” của AMELA[/caption] Cấu trúc liên kết nội bộ trong app rõ ràng dễ sử dụng Một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế app mobile chính là cấu trúc liên kết nội bộ. Để có thể dẫn dắt người đọc đến “Button Thanh Toán”, thì giao diện, cấu trúc của app cần phải có sự liên kết và dễ sử dụng. Đặc biệt là đối với các ngành hàng, dịch vụ cần có nhiều thao tác thì càng cần phải đơn giản các nút, các hiển thị ở các màn hình khác nhau.   Một sai lầm thông thường mà nhiều nhà thiết kế app mobile thường gặp đó chính là làm quá nhiều các tính năng không cần thiết. Điều này khiến cho quá trình sử dụng app của khách hàng trở nên khó khăn. Từ đó dần dà khiến cho người dùng không còn muốn sử dụng app, họ sẽ tìm phương thức mua hàng khác hoặc tệ nhất là tìm đến một thương hiệu khác. [caption id="attachment_8675" align="aligncenter" width="800"] Liên kế nội bộ trong app là yếu tố cần được quan tâm nhất[/caption]   Các vùng cảm ứng luôn là vấn đề quan trọng Sau khi đã đảm bảo cấu trúc liên kết nội bộ được rõ ràng và dễ sử dụng, tiếp đến hãy quan tâm đến các vùng cảm ứng. Thông thường người dùng app sẽ sử dụng chủ yếu 2 ngón tay cái và trỏ để thực hiện thao tác. Vậy nên hãy mở rộng các vùng cảm ứng theo một kích thước phù hợp. Vì quá rộng thì sẽ dễ khiến các nút tính năng lẫn lộn với nhau. Nếu các vùng cảm ứng để quá nhỏ thì sẽ khiến trải nghiệm khách hàng trở nên khó khăn và cực kỳ khó chịu. Chính vì thế các nhà thiết kế app mobile và chủ doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề này. [caption id="attachment_8685" align="aligncenter" width="800"] Các vùng cảm ứng nên được mở rộng vừa phải[/caption]   Đảm bảo app có sự "ngăn nắp" dễ nhìn Sẽ không một ai muốn vào một app mobile mà các hiển thị toàn các quảng cáo, các button để lộn xộn, không có sự sắp xếp. Đây cũng…
5 ứng dụng thương mại điện tử khơi nguồn cảm hứng năm 2023

5 Thiết kế App Thương Mại Điện Tử Khơi Nguồn Cảm Hứng 2023

 Mỗi người dùng smartphone dành khoảng 9,93 giờ/tháng sử dụng các nền tảng số Việt Nam. Theo Cục Viễn thông, ước tính tỷ lệ người trưởng thành sử dụng smartphone đạt khoảng 73,5%. Mọi hoạt động của chúng ta phần nào đều bị smartphone chi phối, trong đó mua sắm chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2022, có tới 55.7 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến trên tổng số 74.5 triệu người sử dụng Internet (chiếm 74.8%). Nhu cầu mua sắm online tăng tạo cơ hội cho việc thiết kế app thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển ứng dụng mua sắm thân thiện với các thiết bị di động sẽ trở thành xu hướng. Các nhà bán lẻ cũng mong muốn ứng dụng di động có thể gia tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó mở rộng tệp khách hàng trung thành. Hãy cùng xem 5 thiết kế app thương mại điện tử thành công nhất vào đầu năm 2023: 1. Sephora Sephora là nhà bán lẻ mỹ phẩm và làm đẹp quốc tế với khoảng 1.750 cửa hàng bán lẻ trên 30 quốc gia. Thương hiệu đã xây dựng được thành công to lớn với sự thay đổi kỹ thuật số của họ, trong đó ứng dụng Sephora đóng vai trò quan trọng như một chiến thuật di động. Trong ứng dụng, nhà bán lẻ sản phẩm làm đẹp đã tung ra một số trải nghiệm kỹ thuật số mới mang lại lợi ích cho khách hàng của họ. Tính năng nổi bật: Ứng dụng mua sắm này có hơn 2 triệu lượt tải xuống và có nhiều tính năng trải nghiệm kỹ thuật số tại cửa hàng: thẻ khách hàng thân thiết và thẻ quà tặng tích hợp, quét sản phẩm để xếp hạng và đánh giá, thông báo được cá nhân hóa về các ưu đãi có sẵn trong cửa hàng,... Ứng dụng này thậm chí còn cho phép người dùng ứng dụng dùng thử ảo các sản phẩm trang điểm khác nhau từ thiết bị di động của họ với Sephora Virtual Artist. Tính năng thực tế tăng cường đã thu hút hơn 8,5 triệu lượt truy cập và 200 triệu sắc thái của môi, lông mi, phấn nền, v.v. – được khách hàng của Sephora dùng thử. Tải ứng dụng Sephora trên: Google Play Store | Apple App Store 2. Muji Muji là thương hiệu bán lẻ hàng đầu đến từ Nhật Bản. Muji luôn được người tiêu dùng tin tưởng nhờ các sản phẩm chất lượng, thông minh, thiết kế tối giản đi cùng năm tháng. Muji đã rất thành công khi nâng cao trải nghiệm của người dùng bằng cách ứng dụng kỹ thuật số vào trải nghiệm khách hàng thông qua ứng dụng di động Muji Passport. Ứng dụng này đã góp phần tăng 46% lượng mua sắm tại cửa hàng sau khi ra mắt Tính năng nổi bật: Thiết kế của app Muji Passport cũng theo phong cách tối giản, dễ nhìn…
Phan-biet-Native-App-Web-App-va-Hybrid-App.-Lam-sao-lua-chon-nen-tang-phu-hop

Native app vs Hybrid App vs Web App Làm sao lựa chọn nền tảng phù hợp?

Native App, Web App và Hybrid App nên chọn cái nào để phát triển ứng dụng di động đây? Bất kỳ ai dự định phát triển ứng dụng cho doanh nghiệp của họ chắc chắn sẽ phải trả lời câu hỏi  trên. Bạn có thể đọc về các thương hiệu khác giới thiệu cách họ xây dựng Native app (ứng dụng gốc) của họ từ đầu hoặc tìm hiểu một công ty có Web app (ứng dụng web) hoặc Hybrid app (ứng dụng lai). Nhưng những thuật ngữ đó có nghĩa chính xác là gì? Chúng tôi hy vọng sẽ giới thiệu cho bạn sự khác biệt giữa ba loại và trong quá trình thực hiện, hãy thảo luận về những ưu điểm và nhược điểm của từng loại để bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt. Ứng dụng di động phân loại theo công nghệ sử dụng: Có ba loại ứng dụng di động cơ bản nếu phân loại theo công nghệ được sử dụng để viết mã cho chúng: Native app (Ứng dụng gốc) được tạo cho một nền tảng hoặc hệ điều hành cụ thể. Web app (Ứng dụng web) là phiên bản đáp ứng của trang web có thể hoạt động trên mọi thiết bị di động hoặc hệ điều hành vì chúng được phân phối bằng trình duyệt di động. Hybrid app (Ứng dụng lai) là sự kết hợp của cả ứng dụng gốc và ứng dụng web, nhưng được bao bọc trong một ứng dụng gốc, mang lại cho ứng dụng khả năng có biểu tượng riêng hoặc được tải xuống từ một cửa hàng ứng dụng. 01. Native App - Ứng dụng gốc Các ứng dụng gốc được tạo riêng cho hệ điều hành (HĐH) của thiết bị di động. Do đó, bạn có thể có ứng dụng di động Android gốc hoặc ứng dụng iOS gốc, chứ không có ứng dụng gốc sử dụng cho tất cả các nền tảng. Vì chúng chỉ được xây dựng cho một nền tảng nên bạn không thể kết hợp được – không thể sử dụng ứng dụng Blackberry trên điện thoại Android hoặc không thể sử dụng ứng dụng iOS trên điện thoại Windows. Công nghệ được sử dụng: Các ứng dụng gốc được mã hóa bằng nhiều ngôn ngữ lập trình. Một số ví dụ bao gồm: Java, Kotlin, Python, Swift, Objective-C, C++ và React. Ưu điểm: Nhờ tính tập trung đơn nhất, các ứng dụng gốc có lợi thế là nhanh hơn và đáng tin cậy hơn về mặt hiệu suất. Chúng thường sử dụng tài nguyên của thiết bị hiệu quả hơn so với các loại ứng dụng di động khác. Các ứng dụng gốc sử dụng giao diện người dùng thiết bị gốc, mang đến cho người dùng trải nghiệm khách hàng được tối ưu hóa hơn. Và vì các ứng dụng gốc kết nối trực tiếp với phần cứng của thiết bị nên chúng có quyền truy cập vào…
13-xu-huong-phat-trien-ung-dung-di-dong-nam-2023

13 Xu Hướng Phát Triển Mobile App Năm 2023

Năm 2022 có lẽ được coi là năm phát triển “hoàng kim” của phát triển mpbile app. Những tác động mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi lối sống, cách làm việc và nhận thức của người tiêu dùng. Nhiều ứng dụng và xu hướng công nghệ mới đã nổi lên như một hiện tượng như ví điện tử, Metaverse, NFT, công nghệ thực tế ảo tăng cường AR, VR... Vậy liệu thị trường ứng dụng di động năm 2023 có tiếp tục phát triển mạnh mẽ như năm ngoái? Chúng ta cùng phân tích bức tranh toàn cảnh về thị trường để có cái nhìn sâu sắc hơn về thiết kế mobile app qua các xu hướng trong năm 2023: 1. Thị trường thiết kế mobile app tiềm năng Theo báo cáo của Statista, số lượng người dùng ứng dụng dành cho thiết bị di động trên toàn thế giới được dự đoán sẽ tăng lên 7,1 tỷ vào năm 2023, tăng từ 6,7 tỷ vào năm 2021. Sự tăng trưởng này có thể là do một số yếu tố, bao gồm cả việc ngày càng có nhiều điện thoại thông minh và truy cập internet di động , cũng như mức độ phổ biến ngày càng tăng của các ứng dụng dành cho thiết bị di động trong nhiều ngành và trường hợp sử dụng. [caption id="attachment_7985" align="alignnone" width="795"] Lợi nhuận từ ứng dụng di động theo ngành (2017-2025)[/caption] Đại dịch COVID-19 cũng đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng việc sử dụng mobile app, mọi người đã chuyển sang sử dụng thiết bị di động của họ để duy trì kết nối, giải trí và nhận thông tin khi ở nhà. Báo cáo cũng lưu ý rằng một số danh mục ứng dụng di động dự kiến sẽ có sự tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ trong những năm tới. Ví dụ: các ứng dụng nhắn tin và truyền thông xã hội dự kiến sẽ vẫn nằm trong số những danh mục phổ biến nhất, với số lượng người dùng dự kiến đạt 3,1 tỷ vào năm 2023. Các ứng dụng thương mại điện tử và giao đồ ăn cũng được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng đáng kể khi ngày càng có nhiều người chuyển sang sử dụng các dịch vụ mua sắm trực tuyến và giao hàng tận nhà. Nhìn chung, số lượng người dùng ứng dụng di động dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Với sự kết hợp của các tiến bộ công nghệ, hành vi thay đổi của người tiêu dùng, các thiết bị di động sẽ được đa năng hóa hơn nữa trong tương lai.  2. Sự tiến bộ của công nghệ trong thiết kế mobile app Khi các thiết bị di động trở nên phức tạp và mạnh mẽ hơn, các nhà phát triển ứng dụng đã có thể tạo ra các ứng dụng di động phức tạp hơn, giàu tính năng…
Phat-trien-ung-dung-di-dong-cho-doanh-nghiep-image-feature-772x500-1.jpg

Phát triển ứng dụng di động cho doanh nghiệp – Hướng dẫn chi tiết

Một nghiên cứu từ PWC cho thấy 86% người mua sẵn sàng trả nhiều tiền hơn nếu họ có được những trải nghiệm tuyệt vời. Câu chuyện về thương hiệu quốc dân Muji đã chứng minh điều đó. Muji đã rất thành công khi nâng cao trải nghiệm của người dùng bằng cách ứng dụng kỹ thuật số vào trải nghiệm khách hàng thông qua ứng dụng di động Muji Passport. Ứng dụng này đã góp phần tăng 46% lượng mua sắm tại cửa hàng sau khi ra mắt. Vậy phát triển một ứng dụng di động như vậy có khó không? Chi phí bao nhiêu? Các bước thực hiện như thế nào? AMELA sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết về phát triển ứng dụng di động dành cho doanh nghiệp: 1. Làm thế nào để bắt đầu phát triển ứng dụng di động? Trước khi bắt đầu xây dựng app di động cho thương hiệu, các doanh nghiệp cần có một BA phân tích tình hình kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh mới đối với ứng dụng di động.  Nhiều doanh nghiệp sẽ thắc mắc liệu họ có cần một chuyên gia về công nghệ để có thể phát triển ứng dụng không? Câu trả lời là không. Vì hiện nay đa số các công ty IT đều có đội ngũ IT tư vấn chính xác nhu cầu của từng nhóm doanh nghiệp, do đó bạn không nhất thiết phải là một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ mới có thể xây dựng ứng dụng.  Mặc dù không cần phải là chuyên gia công nghệ, nhưng việc có kiến thức trong lĩnh vực này có thể giúp bạn lựa chọn đối tác phát triển ứng dụng phù hợp hơn. 2. Sự khác biệt giữa Freelancer IT và công ty IT Sau khi đã chuẩn bị kế hoạch chi tiết xây dựng ứng dụng, tiếp thep, doanh nghiệp cần lựa chọn đối tác chiến lược để hợp tác. Có hai kiểu đối tác là Freelance và công ty IT. Mỗi đối tác sẽ có những ưu nhược điểm nhất định. AMELA đưa ra một vài tiêu chí so sánh giữa 2 kiểu đối tác này để doanh nghiệp dễ dàng cân nhắc lựa chọn đối tác phù hợp với dự án: Tiêu chuẩn Freelancer Công ty IT outsource. Giá cả Thấp Cao Chất lượng Có chuyên môn trong một lĩnh vực Đa kỹ năng trong các lĩnh vực khác nhau Độ tin cậy Thấp Cao Cách thức làm việc 1 người làm đa nhiệm Mỗi người sẽ phụ trách một phần duy nhất Thời gian hợp tác Ngắn hạn hoặc dài hạn Dài hạn Loại dự án đảm nhận Dự án nhỏ hoặc dự án toàn thời gian Các dự án lớn Bảo mật Cần có thỏa thuận NDA để bảo mật thông tin Các điều khoản NDA đã bao gồm trong hợp đồng Bảo hành sau dự án Không có Có…
Tại sao Mongo DB nên được sử dụng trong ứng dụng của bạn

Tại sao Mongo DB nên được sử dụng trong ứng dụng của bạn

MongoDB là gì? Là cơ sở dữ liệu có tính mở rộng, hiệu năng cao, mã nguồn mở, có khuôn mẫu tự do và là database theo hướng document. Tại sao nên sử dụng MongoDB? MongoDB lưu trữ dữ liệu theo dạng documents hoặc objects. Ngày nay đa số các ngôn ngữ đều hỗ trợ làm việc với kiểu dữ liệu objects rất mạnh. Chúng ta thường cần lấy ra dữ liệu dạng object vậy tại sao không lưu chúng với kiểu object Không cần quan tâm đến  JOIN Nên sử dụng MongoDB khi nào? Real-time Analytics & High-speed Logging. Caching & High Scalability. Lưu trữ dữ liệu lớn và phi cấu trúc.       4. Cú pháp và các tính năng của MongoDB và SQL