Top 5 đặc trưng phong cách làm việc của người Nhật
Tục ngữ vẫn có câu ''biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng''. Communicate với người Nhật mà không hiểu phong cách làm việc của họ thì dự án khó diễn ra suôn sẻ được. Sau đây, AMELA sẽ giới thiệu cho các bạn top 5 đặc trưng trong phong cách làm việc của người Nhật nhé! Đúng giờ là phong cách làm việc đặc trưng của người Nhật Đúng giờ là văn hóa làm việc quan trọng của người Nhật. Ở Nhật, mọi người đều vô cùng coi trọng tức chữ thể diện, trong đó bao gồm sự tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị trong xã hội. Đặc biệt trong đó phải kể đến thể diện của từng cá nhân trước tập thể hay cộng đồng, vì vậy trong mỗi cuộc hẹn hay buổi làm việc, người Nhật luôn có văn hóa đúng giờ, thậm chí đến sớm hơn. Việc đúng giờ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người khác và đặc biệt hơn trong công việc, khi đến sớm có thể giúp bạn có thêm thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ, từ đó tăng hiệu quả cho công việc. Tăng ca Ở Nhật Bản mọi người có xu hướng tăng ca, làm thêm mỗi ngày. Người Nhật có quan niệm rằng tăng ca là cách thể hiện sự cống hiến cho doanh nghiệp. Đồng thời, chính doanh nghiệp cũng thường dựa vào thời gian làm việc ngắn hay dài để quyết định tăng chức hay bổ nhiệm. Từ đó mọi người coi thời gian làm tăng ca là tất yếu cho công việc để đem tới hiệu quả và năng suất lao động lớn hơn. Phong cách làm việc của người Nhật là thích nói giảm, nói tránh Người Nhật luôn có xu hướng hạn chế sự đối đầu hay hiềm khích lẫn nhau cả trong lời nói hay hành động. Chính vì thế thay vì nói “Không được” họ sẽ dùng những từ ngữ khác để biểu đạt ý cần nói của mình sao cho người nghe có thể dễ dàng chấp nhận và không quá đau buồn. Trong từng lời nói họ rất chú ý để không làm người khác phật ý hay bực bội, khó chịu. Khi giao tiếp với khách hàng Nhật, trao đổi thẳng thừng như ruột ngựa sẽ rất dễ làm phật lòng khách hàng, ảnh hưởng đến kết quả dự án. Khéo léo và linh hoạt sẽ là giúp việc communicate giữa hai bên trở nên thuận lợi hơn. Làm ra làm, chơi ra chơi Đây là nguyên tắc có lẽ mà nhiều người cần phải áp dụng cho bản thân vào công việc bởi lẽ công việc sẽ hiệu quả rất nhiều nếu dành hết thời gian, công sức vào nó thì mới đạt được kết quả cao nhất. Còn việc thư giãn nghỉ ngơi cũng rất cần thiết, đây là một cách để ta lấy lại năng lượng và hồi phục…
Communicate hiệu quả với khách hàng Nhật
Đối với một dự án outsource thì việc communicate tốt đóng một vai trò rất quan trọng, quyết định đến 70% thành công hay thất bại của dự án. Đứng trên phương diện của một người quản lý chất lượng dự án với khách hàng Nhật, chuyên gia của AMELA sẽ chia sẻ về cách communicate hiệu quả trong dự án với khách hàng Nhật. Đề cao tính tập thể hơn là ‘’cái tôi’’ Trong một dự án, việc giao tiếp win-win để vừa đạt được mục đích đôi bên, vừa giữ được sự hài hòa là điều hết sức quan trọng. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra ý kiến riêng mang tính tích cực để cải thiện sản phẩm nhưng nên cân nhắc điều đó có phải điều thích hợp để nói trong tình huống đó hay không. Hãy lắng nghe tất cả những phản hồi từ phía khách hàng rồi thẳng thắn đưa ra ý kiến với thái độ mềm mỏng, nhẹ nhàng và luôn giữ hòa khí. Communicate lịch sự và tôn trọng với khách hàng Nhật Khách hàng Nhật tôn trọng và duy trì các mối quan hệ theo thứ bậc. Chúng ta đứng ở trên phương diện là người cung cấp dịch vụ nên cần lịch sự và tôn kính cần thiết với khách hàng kể cả trò chuyện trực tiếp, qua email hay skype. Thành thạo keigo (tôn kính ngữ) là điều bắt buộc. Ngoài ra, tùy vào từng khách hàng sẽ có cách ứng xử khác nhau. Đôi khi, việc lạm dụng kính ngữ quá nhiều sẽ làm cuộc trò chuyện trở nên trang trọng quá mức cần thiết và làm khách hàng không thoải mái. Giao tiếp thể hiện ‘’sự quan tâm’’ với khách hàng Người Nhật rất quan tâm đến khái niệm “気遣い”, ”気が利く” . ・気遣い: Là sự quan tâm, để ý, lo lắng cho đối phương. ・気が利く: Là sự biết ý, biết điều. Đối với người Nhật, chất lượng sản phẩm tốt là điều đương nhiên. Khi điều kiện cơ bản đó đã được đáp ứng thì họ bắt đầu có những yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ khác. Ví dụ như họ sẽ muốn người tiếp đón mình phải niềm nở, phải hiểu được những nhu cầu mà họ không nói ra, biết cách lắng nghe, chú tâm vào họ,... Cách giao tiếp Sử dụng ngôn từ thông dụng Thành thật Thể hiện sự hứng thú với câu chuyện của khách hàng Những câu nói quan tâm lo lắng rất hữu dụng Chú ý tiểu tiết khi communicate với khách hàng Hôm nay khách vui hay buồn? Khách có đang khó chịu không? Khách đồng tình với mình khoảng bao nhiêu phần trăm? Khách có hiểu mình đang nói gì không? Khách này có đặc điểm tính cách gì? Vì sao khách lại yêu cầu như vậy? Điều họ thật sự muốn là gì? Lời nói của khách mang hàm ý gì? Lời ít ý…
Góc nhìn về nghề Tester
Tester đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng phần mềm. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu của khách hàng hoặc mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Một khi mà đã qua khâu kiểm thử mà phần mềm vẫn lỗi thì hãy nhìn về phía Tester. Nói như vậy để biết vai trò quan trọng của một Tester trong một dự án phát triển phần mềm và nghề Tester luôn được coi trọng. Để có góc nhìn tổng quan về nghề Tester, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của người trong ngành về công việc này nhé! Lý do chọn nghề Tester Mình tốt nghiệp ngành CNTT, khởi đầu bằng công việc PQA. Sau đó bén duyên sang Tester do yêu thích làm việc teamwork, phân tích nghiệp vụ dự án và mỗi lần tìm được bug là cảm thấy thích thú. Đối với những người chưa có base IT nhưng có tiếng Nhật tốt cũng đang chuyển hướng sang nghề này. Các bạn có thể tham khảo khóa học đào tạo Tester từ con số 0 tại AMELA hoàn toàn miễn phí tại đây Công việc của một Tester Tester có thể lựa chọn làm việc trong môi trường outsource hoặc product. Với AMELA là công ty outsource thị trường Nhật Bản, tester sẽ có các đầu việc gần giống như các công ty outsource khác. Phân tích nghiệp vụ, tìm hiểu requirement: Requirement là gì? Requirement là tất cả các yêu cầu về phần mềm do người dùng nêu ra. Nó bao gồm các chức năng của phần mềm, hiệu năng của phần mềm, giao diện của phần mềm và một số các yêu cầu khác. Thông thường các yêu cầu phần mềm được phân loại dựa trên 4 thành phần của phần mềm như sau: · Các yêu cầu về phần mềm · Các yêu cầu về phần cứng · Các yêu cầu về dữ liệu · Các yêu cầu về con người Mục tiêu quan trọng nhất đối với chất lượng phần mềm là phần mềm phải thỏa mãn được các yêu cầu và mong muốn của người dùng. Phân tích nghiệp vụ, tìm hiểu requirement Người dùng thường chỉ đưa ra những ý tưởng, nhiều khi rất mơ hồ về phần mềm mà họ mong muốn xây dựng. Việc của đội dự án đó là phải giúp họ đưa những ý tưởng mơ hồ đó thành hiện thực. Xây dựng được một phần mềm có đầy đủ các tính năng cần thiết thỏa mãn yêu cầu của người dùng. Hơn thế nữa, ý tưởng của người dùng thường xuyên thay đổi và việc của nhà phát triển là phải nắm bắt và đáp ứng được các yêu cầu thay đổi đó một cách hợp lý. · Đọc và cố gắng hiểu mục đích của ứng dụng đang mong muốn là gì? · Vừa đọc và hình dung, tưởng tượng xem phần mềm /màn hình đó sẽ chạy như…
Talk with Business Analyst: Kinh nghiệm quý giá
Business Analyst đang là một trong những ngành nghề hot hiện nay và được nhiều bạn trẻ hướng đến. Bạn bắt đầu với công việc này là một tờ giấy trắng và hoang mang không biết bắt đầu như thế nào. Lúc này việc lắng nghe những kinh nghiệm của các tiền bối sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về nghề và tìm được hướng đi để bắt đầu công việc. Cùng lắng nghe chia sẻ của chàng BA nhiều hoài bão, cầu tiến nhà A với những kinh nghiệm làm Business Analyst của mình nhé! Cơ duyên đến với business analyst Mình là du học sinh Nhật, đại học Kinh tế Luật Osaka, chuyên ngành kinh tế quốc tế. Do dịch covid nên mình phải về Việt Nam sớm sau 3 năm rưỡi học tập tại Nhật và bắt đầu con đường lập nghiệp. Lúc đầu thì mình cũng chưa biết sẽ làm công việc như thế nào, ngành nghề nào. Mình đã thử đi thực tập ở một công ty vận tải biển của Nhật Bản, có văn phòng ở VN, sau đấy là đi làm ở 1 nhà máy sản xuất nhựa cũng của Nhật rồi chờ cơ hội quay lại Nhật. Mặc dù đãi ngộ ở 2 nơi cũng khá tốt, nhưng mình không thấy hài lòng về công việc của mình lắm. Mình đã xin nghỉ sau 1 tháng rưỡi làm việc ở nhà máy. Trong thời gian mình đi làm thực tập ở công ty vận tải, mình có được anh chị tư vấn cho nghề Business Analyst(BA) là ngành nghề hot hiện nay, mà cũng phù hợp vs chuyên ngành kinh tế mình theo học. Đó là lần đầu tiên mình nghe đến nghề Business Analyst. Lang thang tìm việc trên facebook, linkedin, thì tình cờ mình đọc được bài tuyển dụng intern BA ở Amela và mình đã thử ứng tuyển. May mắn mình đã pass phỏng vấn và bắt đầu công việc tại đây. Khó khăn ban đầu và cách giải quyết? Khó khăn lúc đầu vào nghề: Mình gặp rất nhiều khó khăn, vì ngoài chút ít kiến thức về ngoại ngữ, mình là dân ngoại đạo hoàn toàn. Không biết về tech: Mình mù tịt về khoản này. Máy tính mình chỉ để xem youtube và đọc truyện, chơi game. Khi bắt đầu thực tập, mình đã phải tìm hiểu rất nhiều các trang web tương tự những dự án mình làm, đọc thêm tài liệu về IT, học thêm từ vựng tiếng anh để có thể hiểu các bạn Developer, Tester đang nói về điều gì. Học về figma, biết những thao tác cơ bản nhất. Mình cũng đang học thêm về C++, SQL,... Khó khăn khi bước vào một công ty trẻ nhưng đầy áp lực, công việc nhiều: Giai đoạn đầu mình khá vất vả với điều này, nhận nhiều dự án, chưa biết được hết công việc mình phải…
Mục tiêu quyết định ngôn ngữ lập trình bạn sẽ học
Mục tiêu quyết định ngôn ngữ lập trình bạn sẽ học ‘’Ngôn ngữ lập trình nào tôi nên học đầu tiên?’’ hay ‘’ Tôi nên ưu tiên ngôn ngữ lập trình nào hơn?’’. Đây chắc hẳn là một trong những câu hỏi thường thấy nhất của bất kỳ ai khi mới tiếp xúc với lập trình hoặc những sinh viên công nghệ thông tin đang tìm kiếm hướng đi cho bản thân khi ra trường. Thay vì để các bạn lựa chọn trong mơ hồ, bài viết này AMELA sẽ định hướng giúp mỗi người trong việc lựa chọn ngôn ngữ học dựa trên nguyên tắc: quyết định từ mục tiêu. Mỗi mục tiêu khác nhau sẽ có những lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp nhất. Công nghệ thông tin nói chung hiện nay thường được chia thành các mảng, lĩnh vực chủ yếu như sau: Lập trình Web, Lập trình ứng dụng di động, Phân tích dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo(AI), Robotic, IoT, Game. Tương ứng với mỗi lĩnh vực sẽ có các ngôn ngữ thường được dùng để lập trình. 1. Lập trình Web Lập trình web là công việc có nhiệm vụ nhận toàn bộ dữ liệu từ bộ phận thiết kế web để chuyển thành một hệ thống website hoàn chỉnh có tương tác với CSDL và tương tác với người dùng dựa trên ngôn ngữ máy tính. Ngôn ngữ phổ biến trong lập trình Web có thể kế đến: Java được coi là ngôn ngữ lập trình nổi tiếng nhất, được coi là ngôn ngữ của tương lai trước bối cảnh bùng nổ của mạng toàn cầu Internet. Javascript là ngôn ngữ lập trình cho website và được hỗ trợ bởi hầu hết các trình duyệt web. Ngoài ra, trình duyệt di động cho điện thoại thông minh cũng hỗ trợ JavaScript. C# là ngôn ngữ gần gũi với các ngôn ngữ lập trình thông dụng như C++, Java hay Pascal. PHP là một trong những cách an toàn nhất để phát triển trang web và ứng dụng web động. 2. Lập trình ứng dụng di động Lập trình ứng dụng di động chính là viết ngôn ngữ lập trình (code) để xây dựng các tiện ích, chương trình, app, hệ điều hành trên mobile. Các ngôn ngữ thường thấy trong mảng này bao gồm: Swift hoặc Objective - C là ngôn ngữ lập trình nên chọn nếu muốn làm Ứng dụng cho iOS. Java, Kotlin là ngôn ngữ nên chọn nếu muốn làm ứng dụng cho Android. Javascript hoặc lên cao là ReactNative để làm ứng dụng cho cả Android, iOS.C, C++, C# hoặc Ruby cũng được sử dụng khi Lập trình ứng dụng di động. Các vị trí dành cho lập trình Web và App mà AMELA đang tuyển gấp các bạn có thể tham khảo Tại đây 3. Phân tích dữ liệu Phân tích dữ liệu là quá trình xử lý và phân tích các tập…
Developer nên ''đầu quân'' cho công ty Outsource hay Product?
Nhu cầu tuyển dụng vị trí Developer trong thời đại công nghệ 4.0 ngày càng lớn. Chính vì thế, Developer sẽ có đa dạng sự lựa chọn về cơ hội việc làm, hình thức công ty cho quá trình thăng tiến của Developer nên ‘’đầu quân’’ cho công ty Outsource hay gia nhập vào công ty công nghệ hoạt động theo hình thức làm Product. Để có sự lựa chọn tốt nhất, Developer cần nắm rõ điểm khác biệt giữa công ty Outsource và công ty Product. Ưu điểm và khuyết điểm của loại công ty này là gì? Với bài viết này, AMELA sẽ giúp các bạn trả lời cho những câu hỏi đó. Công ty Outsource chính xác là gì? Công ty Outsource được thuê để làm sản phẩm công nghệ, phần mềm cho các công ty khác và được trả tiền theo dự án. Họ không sở hữu, kinh doanh trên sản phẩm mình làm ra. Nói một cách nôm na, nhiệm vụ của công ty Outsource chính là làm theo yêu cầu của khách hàng, xong yêu cầu là xong nhiệm vụ. Công ty sẽ không quyết định được sản phẩm của mình làm ra thành hay bại. ‘’Sự thành công của công ty Outsource được đo lường bằng mức độ hài lòng của khách hàng’’. Đương nhiên, công ty Outsource vẫn có thể góp ý để giúp trải nghiệm của người dùng tốt hơn. Tuy vậy, mục tiêu cuối cùng vẫn là sự hài lòng của khách hàng đã thuê mình. Trong quy trình làm sản phẩm, công ty Outsource chỉ làm việc trên một giai đoạn của sản phẩm chứ không phải trong suốt chu kỳ của nó. Developer có biết sự khác nhau giữa công ty Product và công ty Outsource? Công ty Product Công ty Product không chỉ tạo ra sản phẩm mà còn quảng bá, bán sản phẩm đến tay người dùng. Sự thành công của công ty được đo lường bằng mức độ hài lòng của người dùng. Công ty chỉ tạo ra doanh thu, lợi nhuận dựa trên sự yêu thích của người dùng muốn mua sản phẩm của họ. Công ty Outsource Công ty Outsource không được quyết định sản phẩm cuối cùng đến tay người dùng nhưng với công ty Product họ có thể thay đổi, bảo trì, phát triển sản phẩm giúp tăng trải nghiệm người dùng. Việc hiểu rõ và mở rộng vòng đời sản phẩm sẽ giúp công ty Product có cảm giác ‘’sở hữu sản phẩm’’. Developer nên làm việc ở công ty Product hay công ty Outsource Khi Developer đã nắm rõ sự khác biệt giữa công ty Product và công ty Outsource thì việc tiếp theo bạn nên quyết định bản thân phù hợp với loại công ty nào, định hướng phát triển ra sao. Nếu bạn muốn làm việc trong nhiều dự án, nhiều sản phẩm trong các lĩnh vực khác nhau theo thời gian thì Outsource chính là…
Top 5 kỹ năng của Developer chuyên nghiệp ''dắt túi''
Trong thời đại công nghệ 4.0, công nghệ thông tin đã và đang chiếm lĩnh tất cả các lĩnh vực của thị trường. Nhu cầu tuyển dụng cho những vị trí công việc thuộc ngành này đang ngày một tăng trong đó có Developer. Vậy Developer là gì? Những kỹ năng phải có cho vị trí công việc này? AMELA sẽ gửi đến cho các bạn đọc top 5 kỹ năng phải có khi muốn trở thành một Developer chuyên nghiệp. Các bạn có thể tham khảo các vị trí công việc dành cho DEVELOPER mà AMELA đang tuyen-dung Developer là gì? Developer hay còn được gọi tắt là DEV, một trong những tên gọi phổ biến của lập trình viên. Họ sử dụng các ngôn ngữ lập trình để thiết kế, xây dựng, bảo trì các chương trình phần mềm, ứng dụng cho máy tính hoặc điện thoại. Nói chung, Developer được coi là chìa khóa quan trọng cho mọi sự phát triển của một phần mềm hay ứng dụng. Công việc chính của một Developer là gì? Developer hay được hiểu sai với Coder hay Programmer. Thực tế, công việc Developer về chuyên môn vượt bậc hơn hẳn so với Coder hay Programmer. Họ có thể thiết kế và xây dựng một cấu trúc dữ liệu hoàn chỉnh nhất trong phần mềm. Công việc của một Developer bao gồm lập trình web, lập trình game, lập trình hệ thống, lập trình database. Dù lập trình gì thì Developer cũng có các nhiệm vụ chính như sau: Thiết kế và xây dựng một ứng dụng hoặc phần mềm mới Tiến hành việc duy trì và cải thiện các tính năng của ứng dụng hoặc phần mềm đó Developer phải có trách nhiệm sửa chữa các lỗi phát sinh để đảm bảo phần mềm hoặc ứng dụng hoạt động bình thường Nghiên cứu và phát triển thêm những ứng dụng công nghệ mới. 5 kỹ năng phải của một Developer chuyên nghiệp Để trở thành một Developer thành danh đòi hỏi rất nhiều các kỹ năng quan trọng như khả năng làm việc độc lập cũng như hoạt động nhóm tốt, tư duy logic, sáng tạo, quản lý thời gian,... Tư duy logic, sáng tạo: Để tạo ra một sản phẩm chất lượng đòi hỏi ở một Developer chuyên nghiệp phải có khả năng tư duy tốt, con mắt thẩm mỹ và sáng tạo. Cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc: Làm việc với những dữ liệu, mã code đòi hỏi Developer cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh những sai sót dù nhỏ nhất trong quá trình làm gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hay gián đoạn công việc. Khả năng làm việc độc lập cũng như hoạt động nhóm tốt: Luôn hoàn thành tốt các task được giao một cách độc lập, chỉn chu nhất. Đồng thời, với mỗi dự án, hoạt động teamwork diễn ra thường xuyên nên kỹ năng…
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp
Con người hình thành nên văn hóa và văn hóa nuôi dưỡng con người. Như vậy, con người và văn hóa luôn đồng hành với nhau, ảnh hưởng lên nhau. Nếu con người tốt sẽ tạo nên một văn hóa tốt và nếu được sống trong một nền văn hóa tốt sẽ giúp con người đó hoàn thiện bản thân mình. Ở bất cứ doanh nghiệp nào đều có văn hóa riêng và văn hóa đó sẽ là con dao hai lưỡi vô hình quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản, nếu coi doanh nghiệp là một con người thì xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên linh hồn của con người đó. Hiểu rõ vai trò quan trọng của văn hóa đối với doanh nghiệp, AMELA đã luôn cố gắng để xây dựng nên một văn hóa hiệu quả phù hợp với mô hình kinh doanh và hướng đi trong tương lai. Hôm nay, AMELA sẽ gửi tới các bạn một số bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, phù hợp nhất với mỗi công ty. Văn hóa doanh nghiệp là gì? Theo định nghĩa được công nhận nhiều nhất, văn hóa chính là ‘’tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong công ty cùng công nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen.’’ Như vậy, văn hóa doanh nghiệp giống như tích cách, đời sống tinh thần của con người chi phối đến hành vi và thái độ của người đó. Bộ phận xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp Tầm nhìn (Vision) và giá trị cốt lõi (Values): Chính là kim chỉ nang dẫn đường cho những định hướng, kế hoạch, hành động trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, xác định được tầm nhìn ngay từ bước đầu sẽ là ngọn đuốc dẫn đường cho sự phát triển của doanh nghiệp về sau. Yếu tố thực tiễn: Nói là phải làm, những tầm nhìn, giá trị chỉ là bề nổi quan trọng là thực tiễn có thể hiện được đúng những giá trị mà công ty, doanh nghiệp đó đặt ra hay không. Ví dụ thực tế như Viettel, slogan của họ là’’ theo cách của bạn’’ thì điều đầu tiên họ nên làm chính là việc lắng nghe những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của chính nhân viên của mình. Con người chính là yếu tố quan trọng Con người quyết định tầm nhìn, giá trị cốt lõi và phải có trách nhiệm thực hiện theo kim chỉ nang đó. Đó chính là lý do mà các doanh nghiệp có tầm luôn đưa chế độ tuyển dụng khắt khe để tìm được người phù hợp và có khả năng phát triển nền văn hóa đó. Theo nghiên cứu thì những ứng viên phù hợp với văn hóa doanh…
Những câu nói truyền cảm hứng của các ông trùm công nghệ trên thế giới
Những câu nói truyền cảm hứng của các ông trùm công nghệ trên thế giới Động lực là một thứ không thể thiếu được trong cuộc sống, nó khích lệ, cổ vũ nhiều người thậm chí là thay đổi cuộc đời họ. Những người thành công nổi tiếng trên thế giới cũng luôn mang trong mình những câu chuyện tạo động lực, nguồn cảm hứng lớn, là kim chỉ nam dẫn dắt trong quá trình họ xây dựng sự nghiệp và thành công. Bây giờ, họ lại để lại cho thế hệ sau những câu nói, những bài học lớn như vậy. Sau đây là một số câu nói truyền cảm hứng của các ông trùm công nghệ trên thế giới mà Amela muốn dành tới các bạn. 1. Bill Gates - Nhà đồng sáng lập tập đoàn Microsof “Ăn mừng thành công cũng tốt, nhưng quan trọng hơn là bạn học được gì từ thất bại.” “Giá trị của sự cần mẫn nằm ở chỗ nó tích tụ mầm mống cho những điều may mắn. Càng chăm chỉ bao nhiêu, tôi càng được may mắn bấy nhiêu.’’ “Bạn nên hòa nhã với mọi người. Trong cuộc sống luôn xảy ra những điều bạn không muốn chút nào. Hãy cởi mở với sếp và đừng nói xấu sau lưng họ vì nó sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn đâu.” “Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất công trong xã hội hay không thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó.” “Đừng so sánh bản thân với người khác. Làm như vậy là bạn đang tự xúc phạm mình đấy!" 2. Steve Jobs - Cựu CEO Apple “Đừng để để tiếng ồn từ các ý kiến khác nhấn chìm tiếng nói sâu thẳm trong lòng bạn. Và điều quan trọng nhất là hãy can đảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và trực giác chính mình.” “Thời gian của bạn là hữu hạn, nên đừng lãng phí nó để sống theo ý của người khác.” “Đừng để ý kiến của những người khác át đi tiếng nói sâu thẳm trong tâm hồn bạn.” “Điều quan trọng nhất là có động lực để theo đuổi trái tim và trực giác của mình. Chúng mới là điều biết bạn thực sự muốn trở thành người như thế nào. Tất cả thứ khác chỉ là thứ yếu mà thôi.” “Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm trong khi sáng tạo. Điều quan trọng là phải nhanh chóng thừa nhận và tiếp tục phấn đấu.” 3. Mark Zuckerberg - Nhà sáng lập & CEO của Facebook “Hoàn thành tốt hơn hoàn hảo” “Rủi ro lớn nhất là không dám chấp nhận bất kỳ rủi ro nào. Trong một thế giới đang ngày một thay đổi nhanh chóng, chiến lược duy nhất đảm bảo rằng sẽ thất bại là không chấp…
Deal lương không khó, chỉ cần bạn dám thử
Có lẽ không cần phải nhắc lại sự quan trọng của đồng lương đối với cuộc sống của hầu hết chúng ta, trừ những người sinh ra đã ở vạch đích, đi làm vì “đam mê”. Nhiều người thậm chí còn coi “mức lương” là mục tiêu cao nhất khi tìm kiếm một công việc cho bản thân. Có lẽ trong một cuộc phỏng vấn xin việc, khi nhà tuyển dụng hỏi: “Bạn mong muốn điều gì ở công việc này?”, phần lớn chúng ta đều thầm nhủ trong đầu rằng “Tôi muốn một mức lương tốt”, tuy nhiên một số cách deal lương sẽ khiến mình mất điểm trong mắt đối phương. Câu hỏi đặt ra rằng: Chúng ta có nên đề cập tới lương, hay nói cách khác là “Deal lương” khi đi phỏng vấn không? Đáp án là có, nếu đây là một khía cạnh trong công việc mà bạn quan tâm. Nhưng tất nhiên, để deal lương một cách tinh tế và khéo léo, vừa đạt được mục đích mà vẫn không khiến việc deal lương trở thành điểm trừ cần một số những “tuyệt chiêu” quan trọng mà bạn cần vận dụng. Chuẩn bị trước không bao giờ là thừa Giá trị của bạn phụ thuộc và kỹ năng cá nhân, kinh nghiệm đã tích lũy và nhu cầu của thị trường. Để biết được mức lương phù hợp với bạn trong thời điểm hiện tại, bạn cần tìm hiểu xem các nhà tuyển dụng trên thị trường đang trả bao nhiêu cho các yếu tố trên. Bạn có thể bắt đầu nghiên cứu bằng cách tìm hiểu mức lương trung bình của ngành nghề bạn đang theo đuổi, dựa theo tên công việc và số năm kinh nghiệm làm việc. Bạn nên tham khảo tại ít nhất 3 nguồn tài liệu để tìm ra cho mình mức lương chính xác nhất. Ngoài ra bạn có thể hỏi bạn bè, người thân hoặc bạn của bạn bè đang làm cùng trong vị trí đó hoặc tìm các công việc tương tự như thế và xem các công ty khác đang trả bao nhiêu. Khẳng định giá trị bản thân và không so sánh Trả lương cho nhân viên là điều mà công ty nào cũng cân nhắc kĩ, do đó sẽ chẳng dễ dàng xảy ra việc bạn kì kèo thì họ sẽ đồng ý. Để họ có thể chấp nhận lời đề nghị của mình, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự nổi bật và xứng đáng với mức lương mà họ phải trả, cụ thể thông qua bằng cấp, kinh nghiệm, kĩ năng,… Trong khi thỏa thuận lương, hãy tránh việc đưa ra những so sánh thiếu căn cứ để lý giải cho việc đề nghị lương của bạn như : “Tôi muốn lương của mình là $1000 vì anh A đang làm công việc này có mức lương như vậy!”. Bởi lẽ, trước hết, có thể cùng…
Những nguyên tắc cơ bản của BrSE
Khi phát hiện ra hệ thống cần có thêm chức năng abc, nếu nói cho khách hàng biết thì offshore sẽ nổi khùng vì phải overtime, mà không nói thì khách hàng cũng không biết, vậy nên nói không ? Khi khách hàng không chấp nhận estimate vì các bạn nghĩ quá cao, còn nếu giảm xuống thì bên phía nhà mình cho rằng quá thấp, thì phải làm thế nào ? Khi khách hàng yêu cầu điều tra 1 lỗi hệ thống mà phần này mình chưa từng làm bao giờ, từ chối thì sẽ bị đánh giá thấp, mà nhận nếu làm không được thì gay go nữa ? vậy phải làm sao ? Để trở thành 1 BrSE tốt thì trong quá trình làm việc hay mỗi lần đưa ra quyết định phải dựa trên nhiều nguyên tắc. Quyết định thì có thể đúng hoặc sai, nhưng 1 khi đã làm thì hãy dứt khoát, có sai thì mới có đúng – có dở thì sau này mới hay được.Có 3 nguyên tắc chính mà bản thân mình cho là quan trọng nhất. Nguyên tắc 1 : Nhìn sự việc trên view khách hàng Nhìn mọi việc với view của khách hàng ư? Tại sao lại vậy ? đơn giản “Khách hàng là thượng đế”, còn nếu bạn muốn làm thượng đế thì …Các cụ có câu “Thương nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Khi mà các bác khách hàng thương mình rồi mọi việc sau này nó dễ dàng vô cùng, làm đúng thì bị khen lấy khen để, mà sai nhỏ nhỏ thì cũng … xí xóa cho qua. Để các bác ấy thương thì phải chiều, chiều sao cho đúng? thì đơn giản là nhìn mọi việc trên view khách hàng sẽ hiểu ra được những mong muốn sâu xa mà các bác ko nói, hoặc đôi khi chưa nghĩ ra để nói. Dạo trước, có lần mình phát hiện ra 1 lỗi khá to trong FW của khách hàng (FW này phát triển dựa trên Struts và Spring), lúc này cực kỳ khó xử vì nếu sửa 1 phát thì sẽ phải test lại toàn bộ, anh em offshore Over Time vỡ mật luôn. Mình quyết định nói nhưng kèm theo điều kiện là xin cho mọi người nghỉ vài ngày xả hơi sau khi xong cái ấy. Kết quả là giai đoạn đó tuy căng thẳng nhưng đổi lại từ đó về sau FW chạy rất mượt mà, khách hàng hài lòng còn anh em ở nhà cũng thoải mái hơn rất nhiều. Đứng về phía khách hàng nhưng cũng phải nghĩ cho bên mình sao cho hài hòa Nguyên tắc 2 : Khách hàng không phải lúc nào cũng đúng Hãy luôn đặt nghi vấn Đối với người Nhật, họ luôn chỉn chu trong mọi quyết định, thường sẽ họp hành bàn bạc rất kỹ lưỡng, làm gì cũng có lý do hết. Nên nói…