5 game luyện kỹ năng lập trình không thể bỏ qua

Ngưng dán mắt 24/24 vào chiếc màn hình code huyền thoại nhàm chán. Vì bạn có rất nhiều cách thú vị khác để nâng cao kỹ năng lập trình của bản thân, như vừa chơi vừa học chẳng hạn. Lựa chọn 1 trong 7 tựa game sau đây, bạn sẽ được phát triển khả năng lập trình một cách hay ho và nhanh chóng hơn nhiều. Codin Game  Trong CodinGame, người tham gia sẽ phải bảo vệ con tàu của mình trước cuộc tấn công từ kẻ thù. Đạn sẽ được bắn ra khi người chơi gõ đúng dòng lệnh ở cột soạn thảo đặt bên cạnh. CodinGame mang đến một trò chơi giúp bạn có thể tìm hiểu hơn 25 ngôn ngữ lập trình, bao gồm JavaScript, Ruby và PHP. Một trong những điều hấp dẫn của game này là bạn có thể chơi với bạn bè hoặc đồng nghiệp, cũng như có thể tham gia cuộc thi viết code quốc tế. CodinGame được đánh giá là một trong những cách giúp nâng cao kỹ năng lập trình đơn giản và hiệu quả nhất. Để chơi game, người dùng không cần tải về hay cài đặt gì cả, mà chỉ cần mở trình duyệt và truy cập địa chỉ. Code Combat Game CodeCombat được tạo ra với mục tiêu ban đầu là dành cho giáo viên và sinh viên nhằm giúp việc tiếp cận với bộ môn công nghệ thông tin trở nên sinh động hơn. Nhưng nó cũng rất phù hợp cho những lập trình viên vừa mới bắt đầu học. Thông qua trò chơi những ngôn ngữ lập trình như Python, JavaScript, CoffeeScript… được truyền tải rất sinh động. Luật chơi khá đơn giản. Ở cấp độ cơ bản Dungeon, bạn sẽ phải di chuyển Hero của mình băng qua các chướng ngại vật bằng một số lệnh cơ bản. Qua mỗi vòng khác nhau mức độ khó của câu lệnh sẽ được tăng lên dần. Điều này càng làm bạn có động lực với thử thách kế tiếp. Codehunt Codehunt là một trò chơi có thể chơi bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình Java hoặc C#, được thiết kế để dạy cho bạn các nguyên tắc cơ bản của bất kỳ ngôn ngữ nào bạn chọn, bắt đầu bằng huấn luyện, di chuyển qua các chủ đề như Loops và Strings, và kết thúc với những thử thách như Sorting, Cyphers và Puzzles. Điều thú vị về Codehunt là nó không cho bạn biết làm thế nào để giành chiến thắng ở mỗi thử thách mà bạn sẽ phải tự tìm ra, đây cũng là một yếu tố tăng sức hút của trò chơi. Elevator Saga Elevator Sage sẽ kiểm tra kỹ năng JavaScript của bạn bằng các thách thức như di chuyển thang máy hay vận chuyển người sao cho hiệu quả nhất. Trò chơi khởi động bằng nhiệm vụ vận chuyển 15 người trong khoảng thời gian dưới 1 phút. Flexbog Froggy…
Thiết kế UX UI

UX/UI Designer - Người thiết kế công nghệ

Thiết kế là một thuật ngữ khá rộng và mơ hồ. Vì vậy khi ai đó nói “Tôi làm nghề thiết kế” chắc chắn nó không đủ thông tin để mô tả việc họ đang làm hàng ngày. Có vô vàn kiểu công việc liên quan tới thiết kế. Những gì cần thiết kế có thể nằm trong rất nhiều lĩnh vực, như thiết kế công nghiệp (xe, nội thất…) tới in ấn (tạp chí, và các ẩn phẩm…) tới công nghệ (webstie, mobile) và rất nhiều lĩnh vực khác. Những công ty công nghệ ngày càng nhiều và phải tập trung tạo ra những giao diện cho người dùng, và đương nhiên những kiểu công việc mới được tạo ra. Các chức danh như thiết kế UX (thiết kế trải nghiệm) hay UI Designer khá rắc rối để hiểu rõ ngay cả với những người thiết kế làm trong các lĩnh vực khác. Nào hãy cùng ráng sức để hiểu được công việc đằng sau mỗi chức danh của ngành công nghệ máy tính này. UX Designer (User experience designer) – Thiết kế trải nghiệm? UX Designer có nhiệm vụ tập trung chủ yếu vào việc Cảm giác sản phẩm này ra sao. Một vấn đề về thiết kế không chỉ có một câu trả lời hợp lý. UX designer tìm nhiều cách để tiếp cận nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể của người dùng. Nhiệm vụ chính của UX designer là chắc chắn rằng quy trình logic của sản phẩm đi từ bước này tới bước kế tiếp. Một cách mà một người UX Designer hay làm là đóng vai một người dùng để quan sát cách người dùng… quan sát. Việc người dùng có nhận ra những khối hình, chữ, màu sắc.. họ xác định và lặp lại để tạo ra một cách trải nghiệm “Tốt nhất”. Một dự án ví dụ là việc tạo ra một quy trình tiếp cận cho một người dùng mới. " Xác định các mẫu sẽ dùng, các quy trình người dùng làm tác vụ, và nhận diện UI. Tương tác với các kịch bản, người dùng cuối cùng, tương tác với các mẫu thử, đưa các màn hình thiết kế với người chủ sản phẩm. Làm việc với giám đốc sáng tạo và người thiết kế thẩm mỹ để tạo ra một hình ảnh nhận diện của Twitter tương ứng với các tính năng. Phát triển và duy trì các công cụ thiết kế, mockup và những thứ cụ thể nếu cần. – Một mô tả công việc của chức danh UX Desigenr tại Twitter –" Những thứ có thể thấy: Wireframe của các màn hình, kịch bản, sitemap. Công cụ: Photoshop, Sketch, Illustrator, Fireworks, Invision Bạn có lẽ sẽ nghe thấy họ nói đâu đó: “Chúng ta nên cho người dùng thấy trang – Cám ơn bạn, Bạn đã hoàn tất việc đăng ký” UI Designer (user interface design) – Thiết kế giao diện Không như những người thiết…

Làm thế nào để phân biệt Front-End, Back-End và Full-Stack

Bạn mở một tab trình duyệt mới, gõ vào một địa chỉ URL, và nhấn enter. Trang web được tải ngay lập tức. Nó gần như làm bạn nín thở bởi layout gọn gàng, các trang được xây dựng tốt, và hình ảnh rất ấn tượng. Người chịu trách nhiệm cho mọi phần của trải nghiệm đó là ai? Đó chính là các nhà phát triển web. Tính đến tháng 11 năm 2014, thế giới Internet chứa hơn 680 triệu trang web. Và đang ngày càng tăng lên. Hôm nay chúng ta sẽ nói về một số công việc đối với các lập trình viên web, những người chịu trách nhiệm cho việc lập trình, xây dựng, phân tích, và duy trì tất cả những trang web đó. Các trang web giờ đây là một thành phần quan trọng cho bất kỳ doanh nghiệp nào để có thể cạnh tranh trên thị trường. Các xu hướng phát triển web và những hiệu ứng tốt nhất thay đổi hầu như theo mùa, vì vậy các lập trình viên không bao giờ lo thiếu việc. Làm thế nào để phân biệt Front-End, Back-End và Full-Stack trong phát triển web? Nhưng làm thế nào để biết chính xác có những loại công việc phát triển web nào để tìm kiếm và đào tạo? Nếu bạn dạo quanh các trang web việc làm hoặc duyệt qua các khóa học trực tuyến, bạn có thể biết rằng phát triển web được chia nhỏ thành 3 mối quan tâm chính: front-end, back-end, và full stack. Nếu bạn đã biết qua HTML, JavaScript, hoặc có thể một chút Python, nhưng bạn không chắc chắn lắm về con đường để đi tiếp, thì bài viết này là dành cho bạn. Các khóa học lập trình tại TechMaster sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng thực tế nhất để có thể xin được việc làm. Với nhiều mô hình đào tạo như online, offline, và FlipLearning... Lập trình viên Front-End Khóa front-end tại Techmaster Vietnam: https://techmaster.vn/khoa-hoc/25610/web-frontend-cho-nguoi-moi-hoc Phần front-end của một trang web là phần tương tác với người dùng. Tất cả mọi thứ bạn nhìn thấy khi điều hướng trên Internet, từ các font chữ, màu sắc cho tới các menu xổ xuống và các thanh trượt, là một sự kết hợp của HTML, CSS, và JavaScript được điều khiển bởi trình duyệt máy tính của bạn. Các kỹ năng và công cụ Các lập trình viên front-end chịu trách nhiệm cho giao diện của một trang web và kiến trúc những trải nghiệm của người dùng. Để thực hiện được những mục tiêu đó, các lập trình viên front-end phải tinh thông 3 ngôn ngữ chính: HTML, CSS, và ngôn ngữ lập trình JavaScript. Ngoài việc thông thạo các ngôn ngữ đó, các lập trình viên front-end cần phải làm quen với các framework như Bootstrap, Foundation, Backbone, AngularJS, và EmberJS, để đảm bảo nội dung luôn hiển thị tốt trên mọi thiết bị khác nhau, và các thư viện như jQuery và LESS, đóng gói code…

Làm sao để handover dự án ?

Cách đây ít tháng mình chuyển việc, nhắc tới chuyển việc mình nợ các bạn 1 bài về chủ đề “làm sao để nhảy việc ở Nhật”. Vừa vào chân ướt chân ráo đã được (bị) hù là cho ướt cả … 3 chân. Mấy tháng rồi mình không viết bài được cũng vì vụ này, vừa phải làm quen môi trường – đồng nghiệp – sếp – dự án – qui trình … tất cả đều mới toanh. Cho đến thời điểm hiện tại mọi thứ có vẻ khá hơn 1 chút, “lửa” bắt đầu nhỏ dần và đoàn tàu tiếp tục lăn bánh, đích còn xa nhưng bản thân mình đã kịp ngồi chung vs anh em trên cùng 1 toa, giờ là thời điểm nhìn lại, đánh giá và tự nghĩ ra giải pháp cho giai đoạn tiếp theo – mà các bác nhật hay gọi là furikaeri(振り返り). Giải thích sơ sơ về handover cho các mem còn sinh ziên. Tiếng nhật là hikitsugi 引き継ぎ, tiếng việt là … gắp lửa bỏ tay người … ah mà chả biết tiếng việt gọi là gì. Đại khái có 1 mem đang làm thì nghỉ – có lý do chính đáng hoặc không, nói chung là ko còn tiếp tục, sẽ có 1 khoảng thời gian để truyền đạt nội dung công việc cũng như các vấn đề mà dự án đang gặp phải cho người tiếp nhận (mình là người tiếp nhận trong hoàn cảnh này). Khoảng thời gian này dài hay ngắn cũng phụ thuộc nhiều yếu tố, nếu dài thì tốt, còn ko thì cũng phải chấp nhận chứ biết sao được. Nội dung truyền đạt lại cũng thế, nếu ông nào kỹ tính thì đưa nhiều, ông nào vớ vẩn thì nói qua loa, còn những bạn có tâm thì ngoài nội dung công việc cần làm ra còn chỉ cho người sau biết chỗ này chỗ kia đang cháy to, chỗ nọ ngập nước. Đấy là về mặt công việc, còn mặt con người – nhân sự nữa, phải tính hết trong khoảng thời gian có hạn. Vậy phải làm răng, đang lúc căng mà cứ đòi đi nha sĩ hoài … Có mấy cái gạch đầu dòng bên dưới. Về mặt công việc Phải lên danh sách những mục bắt buộc. Cấu trúc source Phần mình cần phải làm Cây thư mục tài liệu : dự án tổ chức tốt thì có cây, còn ko thì thành 1 bãi … cũng phải lo hốt cho hết ? chia buồn Arsenal Danh sách những tài liệu bắt buộc phải đọc (trong 1 mớ hỗn độn phải chỉ ra chứ hem có thời gian nhai hết) Account login system : có nhiều loại, cái này tuỳ dự án – công ty – khách. Thể chế vận hành : có mấy bên tham gia, công ty nào, phụ trách cái gì. Mình làm gì trong đó. Qui trình dự án : cái này nghe hơi to…

Những nguyên tắc cơ bản của BrSE

Khi phát hiện ra hệ thống cần có thêm chức năng abc, nếu nói cho khách hàng biết thì offshore sẽ nổi khùng vì phải overtime, mà không nói thì khách hàng cũng không biết, vậy nên nói không ? Khi khách hàng không chấp nhận estimate vì các bạn nghĩ quá cao, còn nếu giảm xuống thì bên phía nhà mình cho rằng quá thấp, thì phải làm thế nào ? Khi khách hàng yêu cầu điều tra 1 lỗi hệ thống mà phần này mình chưa từng làm bao giờ, từ chối thì sẽ bị đánh giá thấp, mà nhận nếu làm không được thì gay go nữa ? vậy phải làm sao ? Để trở thành 1 BrSE tốt thì trong quá trình làm việc hay mỗi lần đưa ra quyết định phải dựa trên nhiều nguyên tắc. Quyết định thì có thể đúng hoặc sai, nhưng 1 khi đã làm thì hãy dứt khoát, có sai thì mới có đúng – có dở thì sau này mới hay được.Có 3 nguyên tắc chính mà bản thân mình cho là quan trọng nhất. Nguyên tắc 1 : Nhìn sự việc trên view khách hàng Nhìn mọi việc với view của khách hàng ư? Tại sao lại vậy ? đơn giản “Khách hàng là thượng đế”, còn nếu bạn muốn làm thượng đế thì …Các cụ có câu “Thương nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Khi mà các bác khách hàng thương mình rồi mọi việc sau này nó dễ dàng vô cùng, làm đúng thì bị khen lấy khen để, mà sai nhỏ nhỏ thì cũng … xí xóa cho qua. Để các bác ấy thương thì phải chiều, chiều sao cho đúng? thì đơn giản là nhìn mọi việc trên view khách hàng sẽ hiểu ra được những mong muốn sâu xa mà các bác ko nói, hoặc đôi khi chưa nghĩ ra để nói. Dạo trước, có lần mình phát hiện ra 1 lỗi khá to trong FW của khách hàng (FW này phát triển dựa trên Struts và Spring), lúc này cực kỳ khó xử vì nếu sửa 1 phát thì sẽ phải test lại toàn bộ, anh em offshore Over Time vỡ mật luôn. Mình quyết định nói nhưng kèm theo điều kiện là xin cho mọi người nghỉ vài ngày xả hơi sau khi xong cái ấy. Kết quả là giai đoạn đó tuy căng thẳng nhưng đổi lại từ đó về sau FW chạy rất mượt mà, khách hàng hài lòng còn anh em ở nhà cũng thoải mái hơn rất nhiều. Đứng về phía khách hàng nhưng cũng phải nghĩ cho bên mình sao cho hài hòa Nguyên tắc 2 : Khách hàng không phải lúc nào cũng đúng Hãy luôn đặt nghi vấn Đối với người Nhật, họ luôn chỉn chu trong mọi quyết định, thường sẽ họp hành bàn bạc rất kỹ lưỡng, làm gì cũng có lý do hết. Nên nói…

BrSE là gì? BrSe cần học công nghệ gì?

Maintain Hiện tại các hệ thống quản lý nội bộ công ty  – quản lý khách hàng thuộc các domain như y tế, giáo dục, ngân hàng … đang lạc hậu trầm trọng về mặt tính năng, tính tương thích nhưng để làm mới là việc quá rủi ro vì hệ thống quá lớn đã được vận hành hàng thập kỷ. Khách hàng Nhật có tính chắc ăn trong mọi việc nên thường họ chọn cách làm maintain hệ thống cũ, tức là làm mới giao diện người dùng, thêm 1 vài tính năng mới… Có nhiều ngôn ngữ nhưng 3 loại phổ biến nhất mà BrSE theo mảng maintain cần nắm. Java Khỏi cần nói nhiều vì Java quá phổ biến. Cobol Ngôn ngữ cũ ríc này hiện nay vẫn chưa tắt thở vì 1 lợi thế quá lớn về mặt performan. Và các hệ thống to đùng hầu hết tầng bên dưới đều dùng anh này. VB Một trong những ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng ra đời sớm nhất, và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống quản lý nội bộ công ty. Và 1 điều mình cũng khá ngạc nhiên là đến bây giờ vẫn rất nhiều bác khách hàng thích VB, lý do có thể là do quen dùng. Migration Mảng này thường trải rất rộng. 1 hệ thống thường ứng dụng nhiều ngôn ngữ ở các tầng khác nhau vì mỗi loại có ưu nhược riêng. Ở tầng giao diện ASP, JSP, PHP khá phổ biến, còn tầng dưới (xử lý nghiệp vụ) thì Java, C#, VB. Về database thì có 3 ông lớn : DB2 (IBM), SQL, Oracle. Các chuỗi Migration thường gặp Java : từ các version cũ như 3,4 lên Java 7/8 ASP : từ ASP qua ASP.net, hoặc từ ASP.net version 2/3.5 lên ASP.net ver 4.5 VB (lại là VB) : từ VB4/VB6 lên VB.net hoặc từ VB.net ver thấp lên cao Database : DB2 hoặc Oracle qua SQL, hoặc Oracle/SQL từ ver thấp lên cao. Thời điểm hiện tại thì Oracle 11 vs SQL 2012 là 2 bản database ổn định và được chọn làm đích upgrade. Migration lên Cloud : đang cực kỳ HOT. Azure hoặc AWS là 2 dịch vụ mà bạn cần phải nắm vững nếu muốn nhảy vào mảng này. Mình nhắc lại thêm 1 lần nữa : nó rất rất hot – còn hơn cả Ngọc Trinh  Development Phát triển mới hiện tại đang nhắm vào 3 mảng lớn : Web, Mobile và Embedded (lập trình nhúng). Thường đối với các dòng dự án phát triển mới thì BrSE sẽ tham gia từ design, vậy nên kỹ năng viết – trình bày tài liệu bằng tiếng nhật hay làm prototype (excel/html) quan trọng không kém ngôn ngữ – cộng nghệ. Làm develop sướng hơn so với maintain và migration. Maintain là công việc khá nhàm chán (quan điểm cá nhân), còn migration thì khá là căng thẳng – vì nó trải rộng làm BrSE phải xì khói ra đào sâu từng chi tiết nhỏ khác biệt giữa…

JSON là khỉ gì?

JSON được phát hành vào năm 2006. Ví dụ bên dưới là về cách tổ chức cùng 1 data giống nhau bằng XML(list1) vs JSON(list2). Ở List 1 XML toàn bộ thông tin được mô tả như các text node bao quanh bởi TAG, trường hợp biểu diễn data bằng XML thì trong phương pháp tổ chức dữ liệu, cần thiết phải phân chia text node vs properties riêng biệt. Trong trường hợp của JSON, bạn không phải lo lắng về những thứ như vậy. Ngoài ra, XML yêu cầu một thẻ đóng, nhưng đối với JSON chỉ cần dấu ngoặc ({} – dấu này nè) là đủ. JSON có ít loại hơn XML, và nếu căn lề đúng là có thể đọc được. Sử dụng JSON Vì JSON là một tập con của JavaScript như đã đề cập ở trên, nó có đặc trưng có thể được chuyển đổi thành đối tượng JavaScript bằng cách đánh giá với hàm eval (). Hàm eval () đánh giá chuỗi thông qua trong đối số như mã JavaScript và trả về kết quả. Do thân thiện với JavaScript nên bây giờ đã được sử dụng rộng rãi dưới dạng định dạng trao đổi dữ liệu trong Ajax (Ajax là kỹ thuật khá phổ biến, nó cho phép load lại chỉ vùng dữ liệu thay đổi chứ không phải toàn bộ trang web và JSON hỗ trợ rất tốt cái này, nó giúp data đưọc gửi nhận giữa server – client được thanh thoát, cái này mình nói thêm chứ ko có trong bản tiếng Nhật) Ajax vốn dĩ là chữ viết tắt của Asynchronous JavaScript + XML, nó là một phương pháp thu thập dữ liệu XML từ một máy chủ với JavaScript đang chạy trên một trình duyệt Web và phản ánh động các dữ liệu thu được tới các nội dung sử dụng DHTML (Hình 1) . JSON được dùng thay cho XML. Vì nó mang lại lợi ích trong việc giảm lượng dữ liệu trong quá trình trao đổi so với XML. Phía máy chủ của Ajax thường được triển khai bằng các ngôn ngữ như Java và PHP, nhưng đã có các thư viện đọc JSON trong các ngôn ngữ lập trình chính yếu, do đó nó không giới hạn ở JavaScript mà JSON có thể được sử dụng như một data format để truyền dữ liệu. Notation of JSON Chúng ta hãy cùng xem chi tiết notation của JSON. JSON mô tả dữ liệu được cấu trúc từ sự kết hợp của các đối tượng và mảng. Đối tượng được bao quanh bởi {}, và cặp khóa-giá trị được mô tả bằng cách tách nó với dấu hai chấm (:). Cũng có thể mô tả nhiều khóa và giá trị bằng dấu phẩy (,). Chỉ có chuỗi ký tự có thể được sử dụng cho khoá. List3 là ví dụ về mô tả đối tượng (Hình 2). Mảng được sử dụng để đại diện cho các mục lặp đi lặp…
NODE.JS

Cùng tìm hiểu về NODE.JS

NODE.JS LÀ GÌ Node.js là một nền tảng (Platform) phát triển độc lập được xây dựng ở trên Javascript Runtime của Chrome. Chúng ta có thể xây dựng được các ứng dụng mạng một cách nhanh chóng và dễ dàng mở rộng. Node.js được xây dựng và phát triển từ năm 2009, bảo trợ bởi công ty Joyent, trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Dù sao thì chúng ta cũng nên biết qua một chút chút lịch sử của thứ mà chúng ta đang học một chút chứ nhỉ? Phần Core bên dưới của Nodejs được viết hầu hết bằng C++ nên cho tốc độ xử lý và hiệu năng khá cao. Nó tạo ra được các ứng dụng có tốc độ xử lý nhanh, realtime thời gian thực. Node.js áp dụng cho các sản phẩm có lượng truy cập lớn, cần mở rộng nhanh, cần đổi mới công nghệ, hoặc tạo ra các dự án Startup nhanh nhất có thể. PHÂN BIỆT NODE.JS VÀ JAVASCRIPT Về bản chất Node.js chính là ngôn ngữ JavaScript. Tuy nhiên khác Node.js khác với JavaScript, các chương trình viết bằng Node.js sẽ được chạy trên môi trường máy chủ. Ngược lại các chương trình JavaScript thường sẽ được chạy trên môi trường trình duyệt NHỮNG KẾT LUẬN SAI LẦM VỀ NODE.JS Thứ nhất, Node.js là một nền tảng (platform), không phải Web Framework, cũng không phải ngôn ngữ lập trình. Thứ hai, Node.js không hỗ trợ đa luồng, nó là một máy chủ đơn luồng. Và một điều nữa, Node.js không dành cho người mới tinh mà chưa biết gì về lập trình. Vì như đã nói ở trên, Nodejs không phải là ngôn ngữ lập trình. Để học được Nodejs thì bạn cần phải biết về Javascript, kỹ thuật lập trình, một số giao thức… NHỮNG ỨNG DỤNG NÊN VIẾT BẰNG NODEJS   Node.js là gì Rõ ràng, không phải cứ hot và mới là Node.js làm gì cũng tốt. Ví dụ như một ứng dụng cần tính ổn định cao, logic phức tạp thì các ngôn ngữ PHP hay Ruby… vẫn là sự lựa chọn tốt hơn. Còn dưới đây là những ứng dụng có thể và nên viết bằng Nodejs: Websocket server: Các máy chủ web socket như là Online Chat, Game Server… Fast File Upload Client: là các chương trình upload file tốc độ cao. Ad Server: Các máy chủ quảng cáo. Cloud Services: Các dịch vụ đám mây. RESTful API: đây là những ứng dụng mà được sử dụng cho các ứng dụng khác thông qua API. Any Real-time Data Application: bất kỳ một ứng dụng nào có yêu cầu về tốc độ thời gian thực. Micro Services: Ý tưởng của micro services là chia nhỏ một ứng dụng lớn thành các dịch vụ nhỏ và kết nối chúng lại với nhau. Nodejs có thể làm tốt điều này. TẠI SAO LẠI SỬ DỤNG NODE.JS? VỀ TỐC ĐỘ Đầu tiên là ưu điểm về tốc độ thực thi và khả…
Python là gì

Python là gì?

Chắc chắn nếu là Developer chuyên nghiệp thì bạn đã biết ngôn ngữ Python là gì rồi phải không nào. Tuy nhiên đối với những người đang tìm hiểu về các ngôn ngôn ngữ lập trình này thì vẫn còn khá nhiều thắc mắc. Để tìm hiểu kỹ hơn về Python, hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây.   Python là gì? Ngôn ngữ Python là một trong những ngôn ngữ lập trình được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, nhất là những người mới bắt đầu học lập trình. Không chỉ dễ dàng sử dụng mà ngôn ngữ Python còn mang tính hướng đối tượng. Python có cấu trúc dữ liệu cao cấp và hệ thống thư viện lớn nhưng lại có thể tiếp cận đơn giản và vô cùng dễ hiểu. Điểm cộng lớn nhất của ngôn ngữ này chính là sự đơn giản, linh động, và có thể kết hợp với bất kỳ ngôn ngữ lập trình khác, được sử dụng trên nhiều nền tảng và sử dụng để phát triển nhiều ứng dụng Lịch sử của Python là gì? Python là ngôn ngữ lập trình được tạo ra bởi Guido Van Rossum, được bắt đầu thiết kế vào cuối những năm 1980 và cho ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 1994. Sở dĩ Guido Van Rossum có ý tưởng tạo ra ngôn ngữ lập trình này là vì ông muốn tạo ra một ngôn ngữ lập trình dễ hiểu. Chính vì vậy mà ông đã quyết định tạo ra một ngôn ngữ lập trình mang tính mở rộng và ngôn ngữ đó chính là Python. Các phiên bản Python đã phát hành Tính cho tới thời điểm hiện đại thì Python đã có 6 phiên bản được phát hành. Phiên bản đầu tiên được ra đời vào tháng 1/1994 và phiên bản mới đây nhất là vào ngày 23/12/20016. Những phiên bản của Python đó là: Python 1.0: Đây là phiên bản đầu tiên được phát hành vào 01/1994. Python 1.6: Phiên bản 1.x cuối cùng phát hành vào 05/09/2000. Python 2.0: Phiên bản giới thiệu list comprehension vào 16/10/2000. Python 2.7: Phiên bản 2.x cuối cùng phát hành vào 03/07/2010. Python 3.0: Phiên bản loại bỏ cấu trúc và mô đun trùng lặp phát hành vào 3/12/2008. Python 3.6: Phiên bản mới nhất tính cho tới thời điểm hiện tại phát hành vào 23/12//2016. Tính năng chính của Python là gì? Vậy Python dùng để làm gì? Đúng như những gì mà Guido Van Rossum mong muốn, Python mang tới nhiều tính năng nổi bật hơn so với những ngôn ngữ lập trình khác. Ví dụ như đơn giản, dễ học, miễn phí, sử dụng mã nguồn mở, khả năng di chuyển, khả năng mở rộng và có thể nhúng, ngôn ngữ thông dịch cấp cao, hướng đối tượng. Ngôn ngữ lập trình đơn giản dễ học Cú pháp của ngôn ngữ lập trình Python rất đơn giản và dễ học hơn…