(UPDATE 2022) Thi đỗ AWS SAA không khó, chỉ cần bạn...
Chứng chỉ AWS SAA (AWS Certified Solutions Architect – Associate) là 1 chứng chỉ cần thiết dành cho các bạn đang muốn làm việc với AWS. Chứng chỉ này tập trung nhiều vào kiến trúc hệ thống, chủ yếu là lý thuyết và yêu cầu bạn có 1 chút kinh nghiệm thực tế với AWS. Việc thi chứng chỉ SAA sẽ giúp các bạn ôn tập cũng như hiểu thêm các dịch vụ của AWS, quan trọng nhất là nắm được các kiến thức về Architect của các hệ thống sử dụng Cloud. Nếu bạn nào có ý định thi thì hãy bắt đầu luyện thi ‘’ngay từ bây giờ hoặc không bao giờ’’. Nhiều lần mình dự định thi nọ thi kia nhưng công việc bận bịu rồi đến hết năm cũng chưa học hành thi cử được gì cả. Cố gắng sắp xếp 1 khoảng thời gian phù hợp dành cho việc ôn luyện, dù là ít thời gian nhưng ôn dần mỗi ngày một chút sẽ tích lũy gặt hái được rất nhiều kiến thức. Chinh phục thành công AWS SAA chỉ sau 4 tháng Mình làm việc với AWS cũng đc 2 năm rồi, nhưng chủ yếu là công việc cần dùng gì thì mình tìm hiểu và làm thôi chứ cũng ko quan tâm lắm. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ sử dụng một vài service so với số lượng lớn service mà AWS cung cấp. Trước lúc thi 4 tháng, mình bắt đầu tìm hiểu, học về AWS một cách nghiêm túc. Chú trọng tìm hiểu từng service trong phạm vi SAA, chứ hiểu và biết tất cả các service của AWS thì còn lâu lắm. Lý thuyết đi đôi với thực hành Đối với từng service thì cách học hiệu quả mình luôn là tìm hiểu lý thuyết sau đó làm lab. Lý thuyết thì đọc docs của AWS kết hợp với học các khoá AWS trên Udemy, Cloudguru mà Công ty đã mua ( Công ty cấp mà tội gì ko học =)) ). Bổ sung thêm thư viện AWS VN nữa https://www.awslibvn.com/. Mình cũng có tham gia một số group cộng đồng AWS VN trên facebook và cũng được mọi người hỗ trợ rất nhiều. Sau khi nắm được lý thuyết thì mình sẽ làm lab với từng service và kết hợp các service lại để ra một giải pháp tối ưu cho các bài toán với từng dự án. Về lab thì có thể tham khảo các bài lab trên Cloud guru hoặc bạn nào lười đọc English thì có thể tham khảo thư viện bài lab của cộng đồng AWS VN https://cloudjourney.awsstudygroup.com/. Ở đây có hầu hết các bài lab cơ bản để các bạn hiểu rõ hơn về các service của AWS. Quyết tâm đăng ký dù chưa ôn gì Công việc mình khá bận nên hàng ngày mình chỉ dành ra được một chút thời gian để học và lab. Sau tầm 4 tháng đến đầu tháng…
API Testing là cái quái gì vậy?
Buổi này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách API Testing trên Jmeter và cách import file CSV nhé. Qua đây vừa giúp bạn hiểu rõ hơn về API Testing, vừa học thêm được từ vựng tiếng Anh nữa. API Testing? API = http request, dựa trên 2 thành phần sau: Request: URL: Resources (Địa chỉ) Method: Hành động tác động lên resources (GET, POST, PUT, DELETE, PATCH) GET: Yêu cầu server đưa lại 1 resource POST: Yêu cầu server cho tạo ra 1 resource mới PUT: Yêu cầu server cho phép sửa 1 resource DELETE: Yêu cầu server cho xóa 1 resource PATCH: Yêu cầu server cho phép sửa 1 resource. * So sánh sự khác nhau giữa PUT & PATCH: PUT chỉ lấy thông tin mà tại thời điểm mình sửa đổi thôi. Còn PATCH thì sẽ lấy toàn bộ thông tin trước đó và thông tin mà mình vừa sửa đổi. Request header: Nơi chứa các thông tin cần thiết của 1 request. Body / Parameter: Nơi chứa thông tin mà client sẽ điền. Response: Kết quả trả về API testing by using jmeter Create a Basic Test Plan Open JMeter Add Thread Group: Test Plan > Add > Threads (Users) > Thread Group Add HTTP Request: Thread Group > Add > Sampler > HTTP Request Change the name of the Sampler to “Login” Add Listener: Test Plan > Add > Listener > View Result Tree Configure the HTTP Request Input Protocol (*) : http / https Input Server Name or IP (*) Input Port(*) Input Method(*) Input Path(*) Input Parameters or Body Data Chú ý: * - required Configure the http Header Test Plan > Add > Config Element > HTTP Header Manager Drag and drop to move this element to the top, just under Test Plan. Adding new Header by inputting Name and Value as requirement Executes API Test Plan > Add > Listener > View Result Tree Sau khi thực hiện xong các bước trên. Click vào “View Result Tree” và Run xem kết quả trả về CSV DATA SET CONFIG Mục đích: Có thể nhúng được nhiều dữ liệu bằng cách sử dụng file csv. 1. Prepare csv file: Cần tạo ra 1 file có đuôi .csv. Trong file csv sẽ chứa. 2. Adding csv data set config Test Plan > Add > Config Element > CSV Data Set Config Di chuyển “CSV Data Set Config” lên trên đầu để dễ nhìn 3. Configure csv data set config Filename: Chọn file .csv mà các bạn muốn đọc File encoding: UTF-8 để tránh trường hợp lỗi font Variable Names (Comma-delimited): Định nghĩa biến, sẽ sử dụng tên và thứ tự sắp xếp như trong file .csv Ignore first line: Bỏ dòng đầu tiên trong file .csv => True: Có, False: Không Delimiter: Phân tách các cột với nhau bằng dấu “,” (Hoặc các bạn có thể config bằng bất kỳ dấu nào khác (VD: “;”)) *Lưu ý: Đổi dấu phân tách các cột…
Tổng quan Performance Testing và Jmeter
Trước khi bắt đầu tham gia khóa học Performance Testing mà AMELA tổ chức cho đội ngũ Tester của công ty để củng cố thêm kiến thức, thì mình chỉ nghĩ Jmeter chỉ đơn thuần là kiểm thử hiệu năng, là nói đến tốc độ xử lý, quá tải,... Và hiện tại khi đang học khóa học này thì mình thấy Jmeter còn có thể test được cả API nữa. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ tổng quan về Performance Testing và Jmeter: Performance testing overview Khái niệm Performance Testing là: Test hiệu năng Thực hiện trên 1 hệ thống, 1 ứng dụng, từ đó sẽ đo được một số thuộc tính: + Response time: Thời gian phản hồi, thời gian vào hệ thống nhanh hay chậm. Response time THẤP thì tốt + Throughput: Số request mà server có thể xử lý được trong 1 đơn vị thời gian (requests / s - rps). Throughput càng CAO càng tốt. Performance testing type Có rất nhiều kiểu test bao gồm: Load testing: Đánh giá ứng dụng, tìm ngưỡng của hệ thống có thể xử lý tốt (nhưng đừng nhầm lẫn là tìm ngưỡng mà hệ thống “sập”) . Xác định được Maximum load là bao nhiêu. Stress testing: Quá sức chịu đựng của hệ thống hay đánh giá ngoài khả năng chịu đựng. Tìm điểm chết của hệ thống, hệ thống có thể khả năng phục hồi lại không. Spike testing: Thường áp dụng với hệ thống Thương mại điện tử. Đánh giá sự đột biến cao với khoảng thời gian ngắn thì hệ thống sẽ xử lý như nào. VD: Như những đợt Flash sale của shoppe, lazada, thì những ngày chạy flash sale sẽ có số lượng người dùng vào rất lớn, lớn quá khả năng chịu đựng của hệ thống thì cần phải có cách xử lý. Xử lý sẽ phụ thuộc vào hệ thống yêu cầu. Endurance testing (Soak testing): Kiểm tra độ bền của hệ thống với thời gian ít nhất là 8h. Scalability testing: Test khả năng mở rộng của hệ thống. Volume testing: Test số lượng bản ghi trong database lớn. Khi giới thiệu đến đây, sẽ có bạn thắc mắc: “Thế Performance Testing là kiểu gì?” Thực ra, nó chẳng phải là 1 kiểu test cụ thể nào cả, nó là một thuật ngữ dùng chung cho tất cả các kiểu trên. Performance testing procedure: Quy trình test performance Identify test environment: Xác định môi trường test là môi trường nào. VD: Production, test, staging Plan and design tests: Lên test plan, thực hiện trong bao lâu, đưa luồng chính nào vào để test. Identify performance acceptance criteria: Xác định tiêu chí đáp ứng của khách hàng như nào. Configure test environment: Config hệ thống. Implement test design: Thực hiện viết test script. Execute test: Thực hiện Test Analysis and report: Phân tích xem tính năng nào ok, hay tính năng nào chạy chậm. Jmeter overview Khái niệm Jmeter Jmeter…
Sự khác biệt giữa Tech Lead và Senior Developer
Tech Lead và Senior Developer là hai khái niệm còn khá mơ hồ, gây nhiều nhầm lẫn. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về 2 vị trí này, cùng AMELA tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Techlead và Senior Developer là gì? Senior Developer là người giàu kinh nghiệm, có đủ chuyên môn về mặt kỹ thuật như estimate, review code, thiết kế hay hướng dẫn cho người khác. Nếu một Senior Developer thực sự giỏi về tech thì một Tech lead sẽ nghiêng về phần quản lý và dẫn dắt nhiều hơn. Tech lead sẽ phụ trách các quyết định phương pháp về kỹ thuật. Bên cạnh đó họ sẽ có trách nhiệm quản lý nhóm, tạo động lực và định hướng nghề nghiệp. Techlead và Senior Developer dễ xảy sự nhầm lẫn khi so sánh nhưng thực tế phạm vi công việc của họ sẽ khác nhau. Người ta thường khuyến khích Senior Developer hướng tới những kỹ năng đó, trong khi họ lại kỳ vọng Techlead lại thành thạo những kỹ năng đó. Chuyên môn Senior Developer khi nhắc đến một ngôn ngữ lập trình nào đó, họ sẽ theo kiểu đã từng tiếp cận với công nghệ đó và rút ra được những kinh nghiệm về nó. Nhưng Techlead dường như sẽ được yêu cầu cao hơn như thế, phạm vi công việc sẽ rộng hơn. Khắc phục sự cố và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Khi gặp vấn đề, Tech lead sẽ đưa ra ý kiến dựa trên kinh nghiệm của bản thân, tham vấn năng lực của đồng nghiệp, các yêu cầu của dự án để đưa ra hướng đi phù hợp. Học hỏi và cập nhật những kiến thức công nghệ mới. Tham gia hội thảo, talkshow, webinar những người giỏi trong nghề vừa tạo được network lại thêm kiến thức hữu ích. Đọc sách chuyên ngành, đăng ký các khóa seminar để cập nhật xu hướng và rèn luyện chuyên môn. Có khả năng tạo một kho lưu trữ mã nguồn mở trực tuyến. Không chỉ là khả năng tạo ra một bộ chứa mở, mà còn có thể tạo ra không gian để mọi người có thể đưa ra ý kiến, đóng góp lời khuyên, chia sẻ và học tập. Ảnh hưởng Senior Developer và Techlead đều đòi hỏi sự tương tác tốt và có tầm ảnh hưởng tới đồng nghiệp. Riêng Techlead thì cần có sự kết nối với các sếp, khách hàng hay với những người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của mình. Trong công việc, Techlead biết cách chia sẻ thông tin và lắng nghe người khác. Tác động Techlead luôn chủ động đón đầu công việc và luôn tìm hướng giải quyết khi có vấn đề xảy ra. Một khía cạnh khác có thể hiểu về sự tác động đó là khả năng phát triển, sáng tạo, nghĩ ra những sáng kiến mới. Hy vọng những kiến thức vừa rồi…
Tech Lead - hướng đi cho Developer?
Tech Lead được biết đến như là một vị trí tương đối mới mẻ trong đội ngũ của các tổ chức phát triển phần mềm và một những hướng đi tiềm năng cho Developer. Họ là người dẫn dắt dự án về mặt kỹ thuật, nhưng liệu Tech Lead chỉ nguyên về Tech thôi hay còn cần những kỹ năng khác. Cùng AMELA tìm hiểu trong bài viết hôm nay. Tech Lead là gì? Tech Lead , cụ thể hơn là Technical Leader, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật cho dự án và quản lý đội nhóm. Họ có khả năng đưa ra phương án kỹ thuật hiệu quả, hỗ trợ các thành viên luôn đi đúng hướng và làm việc tối ưu nhất. Product Manager (PM), Team Leader tập trung nhiều hơn vào quản lý và phát triển con người, đội ngũ, Tech Lead sẽ phụ trách phát triển kỹ thuật của các thành viên trong nhóm và hệ thống. Công việc của một Tech Lead Tùy thuộc vào quy mô dự án mà có 1 hoặc nhiều hơn 1 người đảm nhận vai trò quản lý. Đối với những dự án lớn, trong team sẽ bao có cả PM và Tech Lead. Công việc của họ sẽ bao gồm: Chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt kỹ thuật, quyết định về kiến trúc code. Đồng thời Tech Lead cũng sẽ quan sát, quản lý chất lượng của codebase và sự phát triển kỹ thuật của team. Theo dõi tiến trình kỹ thuật của dự án. Quan sát, quản lý chất lượng của codebase Quản lý về chất lượng công việc và kỹ năng của các developer Họ không chỉ mỗi quản lý kỹ thuật mà cần cả những kỹ năng về quản lý con người. Hiểu thế mạnh của họ để phân công công việc. Nắm được nguyện vọng của họ về technical. Ví dụ, họ muốn thử sức ở lĩnh vực nào trong công việc của họ, nghiên cứu thêm về những công nghệ mới nào hay có muốn chuyển career path không? Kỹ năng cần có Tech Lead không chỉ là một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, mà còn là người có khả năng lãnh đạo, có khả năng giao tiếp tốt, có liên kết rộng và gắn kết, cũng như bao gồm một số các kỹ năng mềm cần thiết khác… Kỹ thuật Tech Lead dựa vào kinh nghiệm trình độ chuyên môn của mình, tham vấn năng lực của đồng nghiệp, các yêu cầu khác của dự án để đưa ra phương án phát triển phù hợp, hiệu quả nhất. Ngoài ra, họ có năng lực xây dựng, phát triển một dự án (project) độc lập. Luôn vận dụng tất cả các công cụ, phương tiện, các kênh hữu ích nhất để có những kiến thức mới, cập nhập về mảng kỹ thuật phần mềm. Lãnh đạo Tech Lead chuyên nghiệp cần có khả năng lãnh đạo tốt, ngay cả khi…
Project Manager và Product Manager - Giống nhau và khác biệt
Project manager và Product manager hay bị lầm tưởng là giống nhau nhưng thực tế hai vị trí công việc này có vai trò và phạm vi hoàn toàn khác nhau. Cùng AMELA tìm hiểu trong bài viết hôm nay. Project và Product Project là một kế hoạch có thời gian bắt đầu, kết thúc, yêu cầu kết quả đầu ra cụ thể. Dự án được coi là hoàn tất khi những yêu cầu này được hoàn thành. Product là sản phẩm cụ thể, có thể là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm phần mềm cung cấp đến tận tay người dùng. Giống nhau giữa Project manager và Product manager Project manager và Product manager có sự khác biệt trong vai trò, trách nhiệm nhưng vẫn có sự tương đồng trong tố chất và kỹ năng. Gắn với ‘’manager’’ thì Project manager và Product manager đều khả năng quản lý và lãnh đạo Có khả năng giao tiếp tốt Có trách nhiệm báo cáo công việc với các bên liên quan Hiểu biết về công nghệ và có kỹ năng tech Là người lập kế hoạch, chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định Những điểm khác nhau giữa Project manager và Product manager Vai trò Project manager giống như COO của dự án, chịu trách nhiệm giám sát công việc, dự án từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu được đưa ra. Họ tập trung vào technology( kỹ thuật), request (yêu cầu), time( thời gian), cost (chi phí). Vị trí Project Manager thường là vị trí đặc thù ở các công ty outsourcing Product manager được ví như CEO của sản phẩm, chịu trách nhiệm về vòng đời của sản phẩm. Từ lúc nghiên cứu thị trường, quyết định hướng đi của sản phẩm, tạo ra sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường. Đồng thời, họ cũng dẫn dắt đội phát triển để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, thân thiện với user và đạt mục tiêu kinh doanh. Product manager tập trung vào user experience ( trải nghiệm người dùng), technology ( công nghệ) và business ( kinh doanh). Product manager là vị trí phổ biến trong các công ty product. Trách nhiệm Project manager chịu trách nhiệm về How ( Như thế nào) và When ( khi nào): Ngân sách cho dự án? Nguồn lực như thế nào? Thực hiện các yêu cầu như thế nào? Khi nào dự án hoàn thành? Product manager chịu trách nhiệm về What ( Cái gì) và Why ( Tại sao): Sản phẩm là gì? Giải quyết vấn đề gì? Lên chiến lược cho sản phẩm Đưa sản phẩm ra thị trường Mục tiêu lợi nhuận Phạm vi công việc Project manager và Product manager đều làm việc với rất nhiều bên từ ban lãnh đạo, các cấp quản lý, đội ngũ phát triển nhưng: Project manager làm việc phần lớn với team phát triển như Developer,…
Project Manager là gì? Những kiến thức về nghề PM
Bạn có phải là Developer đang muốn tìm hiểu về vị trí PM hay đơn giản đang nghiên cứu về các job trong ngành IT. Hôm nay, AMELA sẽ trả lời cho các bạn câu hỏi: Project Manager(PM) là gì? Project Manager là gì? Project Manager là người đứng giữa khách hàng và development team, chịu trách nhiệm tìm hiểu nhu cầu khách hàng, truyền đạt lại với team, thiết lập quy trình làm việc và giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng phần mềm và giao dự án đúng hạn. Gắn kết các thành viên trong team, nâng cao tính teamwork của member. Sắp xếp công việc tối ưu, nhằm tận dụng thế mạnh của member. Lắng nghe câu chuyện truyền cảm hứng của chàng PM trẻ nhà A Công việc hàng ngày của một Project Manager Điều phối công việc trong team PM sẽ phải quản lý một đội nhóm nhất định tùy thuộc vào độ lớn của dự án đó. Không chỉ quản lý tốt các đầu việc của mình, mà còn phải phân chia và quản lý công việc của các thành viên trong team. Việc hiểu thế mạnh và sắp xếp công việc phù hợp với họ là điều cần thiết. Tracking công việc theo quy trình để đảm bảo chất lượng phần mềm Trước khi kick off một dự án, PM sẽ phác thảo một bản kế hoạch về cách dự án khởi đầu, cách chúng sẽ được xây dựng và cách chúng sẽ hoàn thành. Người quản lý dự án sẽ đặt tất cả lại với nhau và tiến hành theo quy trình để đảm bảo phần mềm được phát triển đúng quy trình và đảm bảo chất lượng. Tạo không khí làm việc thoải mái trong team Tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất công việc. Một không khí làm việc thoải mái sẽ giúp đội nhóm tích cực và nhiệt huyết hơn cho công việc của họ. Sự thoải mái được tạo ra từ một người PM biết lắng nghe ý kiến của member, ghi nhận và tuyên dương sự đóng góp, cống hiến kịp thời. Sự quan tâm, khích lệ nhau sẽ gắn kết các thành viên trong dự án. Định hướng mục tiêu cho member Những member ít kinh nghiệm, họ quan tâm đến định hướng và con đường phát triển cho công việc đó. Mỗi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Một PM tốt sẽ hiểu rõ member của mình để hướng họ đến con đường phát triển tốt nhất. Từ một Developer có thể phát triển thành Techlead, BrSE hoặc PM. Những kỹ năng cần thiết của một Project Manager Khả năng diễn thuyết tốt Có thể nói đây là một kỹ năng Project Manager cần có khả năng giao tiếp tốt để truyền tải được thông điệp tới khách hàng và các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, PM có thể thuyết trình về sản phẩm cũng…
Góc nhìn về nghề Tester
Tester đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng phần mềm. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu của khách hàng hoặc mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Một khi mà đã qua khâu kiểm thử mà phần mềm vẫn lỗi thì hãy nhìn về phía Tester. Nói như vậy để biết vai trò quan trọng của một Tester trong một dự án phát triển phần mềm và nghề Tester luôn được coi trọng. Để có góc nhìn tổng quan về nghề Tester, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của người trong ngành về công việc này nhé! Lý do chọn nghề Tester Mình tốt nghiệp ngành CNTT, khởi đầu bằng công việc PQA. Sau đó bén duyên sang Tester do yêu thích làm việc teamwork, phân tích nghiệp vụ dự án và mỗi lần tìm được bug là cảm thấy thích thú. Đối với những người chưa có base IT nhưng có tiếng Nhật tốt cũng đang chuyển hướng sang nghề này. Các bạn có thể tham khảo khóa học đào tạo Tester từ con số 0 tại AMELA hoàn toàn miễn phí tại đây Công việc của một Tester Tester có thể lựa chọn làm việc trong môi trường outsource hoặc product. Với AMELA là công ty outsource thị trường Nhật Bản, tester sẽ có các đầu việc gần giống như các công ty outsource khác. Phân tích nghiệp vụ, tìm hiểu requirement: Requirement là gì? Requirement là tất cả các yêu cầu về phần mềm do người dùng nêu ra. Nó bao gồm các chức năng của phần mềm, hiệu năng của phần mềm, giao diện của phần mềm và một số các yêu cầu khác. Thông thường các yêu cầu phần mềm được phân loại dựa trên 4 thành phần của phần mềm như sau: · Các yêu cầu về phần mềm · Các yêu cầu về phần cứng · Các yêu cầu về dữ liệu · Các yêu cầu về con người Mục tiêu quan trọng nhất đối với chất lượng phần mềm là phần mềm phải thỏa mãn được các yêu cầu và mong muốn của người dùng. Phân tích nghiệp vụ, tìm hiểu requirement Người dùng thường chỉ đưa ra những ý tưởng, nhiều khi rất mơ hồ về phần mềm mà họ mong muốn xây dựng. Việc của đội dự án đó là phải giúp họ đưa những ý tưởng mơ hồ đó thành hiện thực. Xây dựng được một phần mềm có đầy đủ các tính năng cần thiết thỏa mãn yêu cầu của người dùng. Hơn thế nữa, ý tưởng của người dùng thường xuyên thay đổi và việc của nhà phát triển là phải nắm bắt và đáp ứng được các yêu cầu thay đổi đó một cách hợp lý. · Đọc và cố gắng hiểu mục đích của ứng dụng đang mong muốn là gì? · Vừa đọc và hình dung, tưởng tượng xem phần mềm /màn hình đó sẽ chạy như…
Talk with Business Analyst: Kinh nghiệm quý giá
Business Analyst đang là một trong những ngành nghề hot hiện nay và được nhiều bạn trẻ hướng đến. Bạn bắt đầu với công việc này là một tờ giấy trắng và hoang mang không biết bắt đầu như thế nào. Lúc này việc lắng nghe những kinh nghiệm của các tiền bối sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về nghề và tìm được hướng đi để bắt đầu công việc. Cùng lắng nghe chia sẻ của chàng BA nhiều hoài bão, cầu tiến nhà A với những kinh nghiệm làm Business Analyst của mình nhé! Cơ duyên đến với business analyst Mình là du học sinh Nhật, đại học Kinh tế Luật Osaka, chuyên ngành kinh tế quốc tế. Do dịch covid nên mình phải về Việt Nam sớm sau 3 năm rưỡi học tập tại Nhật và bắt đầu con đường lập nghiệp. Lúc đầu thì mình cũng chưa biết sẽ làm công việc như thế nào, ngành nghề nào. Mình đã thử đi thực tập ở một công ty vận tải biển của Nhật Bản, có văn phòng ở VN, sau đấy là đi làm ở 1 nhà máy sản xuất nhựa cũng của Nhật rồi chờ cơ hội quay lại Nhật. Mặc dù đãi ngộ ở 2 nơi cũng khá tốt, nhưng mình không thấy hài lòng về công việc của mình lắm. Mình đã xin nghỉ sau 1 tháng rưỡi làm việc ở nhà máy. Trong thời gian mình đi làm thực tập ở công ty vận tải, mình có được anh chị tư vấn cho nghề Business Analyst(BA) là ngành nghề hot hiện nay, mà cũng phù hợp vs chuyên ngành kinh tế mình theo học. Đó là lần đầu tiên mình nghe đến nghề Business Analyst. Lang thang tìm việc trên facebook, linkedin, thì tình cờ mình đọc được bài tuyển dụng intern BA ở Amela và mình đã thử ứng tuyển. May mắn mình đã pass phỏng vấn và bắt đầu công việc tại đây. Khó khăn ban đầu và cách giải quyết? Khó khăn lúc đầu vào nghề: Mình gặp rất nhiều khó khăn, vì ngoài chút ít kiến thức về ngoại ngữ, mình là dân ngoại đạo hoàn toàn. Không biết về tech: Mình mù tịt về khoản này. Máy tính mình chỉ để xem youtube và đọc truyện, chơi game. Khi bắt đầu thực tập, mình đã phải tìm hiểu rất nhiều các trang web tương tự những dự án mình làm, đọc thêm tài liệu về IT, học thêm từ vựng tiếng anh để có thể hiểu các bạn Developer, Tester đang nói về điều gì. Học về figma, biết những thao tác cơ bản nhất. Mình cũng đang học thêm về C++, SQL,... Khó khăn khi bước vào một công ty trẻ nhưng đầy áp lực, công việc nhiều: Giai đoạn đầu mình khá vất vả với điều này, nhận nhiều dự án, chưa biết được hết công việc mình phải…
Con đường sự nghiệp của Business Analyst
Con đường sự nghiệp của Business Analyst ( Business Analyst Career Path) là một hành trình với rất nhiều ngã rẽ, bạn sẽ làm chủ lựa chọn của mình dựa trên kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Tham khảo bài viết dưới đây có thể giải quyết giúp bạn bài toán lớn về định hướng công việc của một Business Analyst. Hành trình bắt đầu từ Fresher BA Giai đoạn này thường dành cho các bạn bắt đầu tiếp cận với các đầu việc của BA. Bạn sẽ được training, hỗ trợ từ các bạn BA có level cao hơn để hiểu cách làm dự án, cách làm document, được giới thiệu hệ thống, các tool sử dụng,... Ở level này bạn cần tích lũy thêm kiến thức nền tảng về BA, tranh thủ học hỏi, tận dụng các cơ hội trải nghiệm thực tế nhiều nhất có thể. Đối với các tập đoàn, công ty lớn với quy trình rõ ràng, nhiều lợi ích có thể là lựa chọn tốt cho người bắt đầu. Với các công ty startup, ngược lại bạn sẽ được làm nhiều hơn, khả năng tự học cao hơn và có thể trưởng thành nhanh hơn. Lời khuyên cho bạn: nên tập trung vào việc xác định mục tiêu và định hướng công việc ngay giai đoạn này, tránh lan man và tốn thời gian vô ích. Tìm kiếm cơ hội cho vị trí BA tại AMELA. Giai đoạn thứ 2 Junior Sau một thời gian làm việc, tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể phân tích và viết tài liệu ở mức thành thạo hơn, có thể làm việc độc lập ở một số đầu việc trong dự án. Bạn vẫn được hỗ trợ từ các Senior BA ở các dự án lớn, phức tạp. Thời điểm này, bạn nên học hỏi thêm những kỹ năng mềm cần thiết và các kỹ năng phân tích để đưa ra các giải pháp trong dự án. Đối với các bạn chuyển việc từ các vị trí khác sang làm BA thường bắt đầu từ Junior phát triển lên. Những xuất thân nào sẽ phù hợp cho vị trí BA? Tháo lớp Junior, hướng tới Senior BA BA chính hiệu là gì? Khi bạn đã đạt level BA thì sự chủ động và quản lý task là điều cực kỳ quan trọng. Hiểu đơn giản, bạn phải hoàn thành task đúng deadline và chất lượng, không có người cầm tay chỉ việc cho bạn nữa. Giai đoạn này, hãy thể hiện bản thân và chứng minh năng lực của bạn sau khoảng thời gian đủ dài để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng. Chứng minh năng lực qua các task ‘’xịn’’, đòi hỏi chuyên môn cao và thể hiện bản thân khi biết quản lý task hiệu quả, biết say no đúng lúc, tránh ôm đồm quá nhiều các task support. Đạt tới level Senior BA Ở senior BA, phạm…
Hành trình từ Tester đến Business Analyst
Hiện nay, có rất nhiều Tester đang chuyển hướng sang làm Business analyst nhờ lợi thế chuyên môn về công nghệ thông tin, hệ thống cùng những sự tương đồng trong nghiệp vụ. Như vậy, hành trình chuyển hướng từ Tester sang Business Analyst liệu có phải là bài toán dễ dàng? Cùng AMELA tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này nhé! Trước khi đọc tiếp, hãy thử tìm hiểu qua về nghề Business Analyst (BA) tại đây Từ bỏ nghề Tester để làm Business Analyst (BA). Liệu có đáng? Nền tảng của Tester tiệm cận với Business Analyst Kiến thức hệ thống chuyên sâu: Tester chú ý đến chi tiết và nắm rõ về hệ thống phần mềm được xây dựng, thậm chí còn tốt hơn các BA và chắc chắn là nhiều hơn Quản lý dự án. Tester thông qua công việc đảm bảo chất lượng của họ để biết lý do một kịch bản thất bại. Điều này làm cho một Tester một BA rất tốt. Tester giỏi phân tích: Tester được yêu cầu đọc, phân tích và xem xét các tài liệu đặc tả yêu cầu. Kỹ năng phân tích của Tester có thể giúp Business Analyst chỉ ra sự không rõ ràng trong các đặc tả yêu cầu nếu có. Tester có kỹ năng giao tiếp tốt Tester không chỉ ngồi trên máy tính xách tay chạy các kịch bản kiểm tra nhiều lần mà còn có khả năng giao tiếp cực tốt. Tester làm việc và trao đổi với các vị trí khác như Developer, BA, PM,... về những vấn đề trong quy trình mà họ nhìn thấy. Trao đổi về các vấn đề môi trường thử nghiệm và quy trình thủ công mà người dùng doanh nghiệp có. Tester cũng đảm bảo rằng các kết quả kiểm tra được ghi lại trong các công cụ kiểm tra để bất kỳ ai đọc nó cũng hiểu được những gì sai với hệ thống. Những cơ hội phát triển của nghề Business Analyst Business Analyst giỏi là sự tổng hòa của nhiều kỹ năng có tính chuyên môn cao để áp dụng thành công cho bất kỳ lĩnh vực nào. BA được tiếp xúc được nhiều khách hàng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ việc trao đổi, giao tiếp với họ sẽ có thêm nhiều kỹ năng, hiểu rõ hơn về nghiệp vụ. Điều này cho phép các BA thay đổi ngành, công ty hoặc lĩnh vực khác một cách dễ dàng. Nghề BA thuộc mức thu nhập cao đang dần chiếm lợi thế trong thị trường tuyển dụng ngày nay. BA sẽ luôn nhận được mức lương lý tưởng khi là những chiếc “cầu nối” thông tin vững chắc mà họ xây dựng được từ khách hàng tới bộ phận phát triển dự án. Họ hiểu và tạo dựng các mối quan hệ kinh doanh bền chặt cho doanh nghiệp. Top kỹ năng đặc trưng của một Business Analyst khác với Tester…
Nhận diện về nghề Business Analyst (BA)
Business Analyst là gì? Business Analyst (BA) chịu trách nhiệm lấy yêu cầu từ khách hàng, sau đó chuyển thông tin đến đội dự án( Developer, QC, PM). Đồng thời họ cũng trao đổi, đề xuất các giải pháp đối với các yêu cầu nhằm tối ưu các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc của Business Analyst - Làm việc với khách hàng để lấy yêu cầu và chuyển đến đội dự án - Thảo luận và phân tích những yêu cầu, giải pháp đối với đội dự án. - Viết và quản lý document Xuất thân của Business Analyst BA xuất thân IT( developer, QC) Những người xuất thân IT họ có lợi thế nhờ kiến thức chuyên môn nhưng thiếu kỹ năng mềm và các kiến thức nghiệp vụ bổ sung như kế toán, nhân sự, tài chính… Nếu chuyển hướng sang BA, họ cần bổ sung, trau dồi các kiến thức về kinh doanh như nghiên cứu khách hàng, phân tích thị trường thông qua số liệu,...Ngoài ra, họ cũng phải nâng các kỹ năng mềm đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. BA xuất thân kinh doanh( tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...) So những BA xuất thân IT, họ có kỹ năng mềm tốt hơn và có sự hiểu biết sâu rộng trong các lĩnh vực. Tuy nhiên, họ có nền tảng về kinh tế nhưng cần học hỏi và nắm được hệ thống, công cụ liên quan đến IT. Việc hiểu rõ về những yêu cầu của khách hàng và các kiến thức về IT sẽ giúp họ kết nối dễ dàng giữa cả khách hàng và dự án. Sinh viên mới ra trường hướng đến vị trí BA Nếu bạn có kiến thức tổng quát về nhiều ngành nghề, thích giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ tốt thì có thể cân nhắc việc thử sức với vị trí này Các bạn có xuất thân IT hay có kiến thức về IT nếu chuyển hướng đến công việc của BA sẽ giúp các bạn phát triển rất nhiều kỹ năng và kiến thức về sau. Con đường của BA chuyển sang các vị trí công việc khác rất rộng. Nếu bạn có định hướng trở thành một BA, tham khảo ngay vị trí BA mà nhà A đang mở nhé!